Nga tự tin đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ

Nga tự tin đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
TPO - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tin rằng Nga có đủ các phương tiện để tự bảo vệ chính mình, chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ đang triển khai "ngổn ngang" ở Đông Âu.
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander
Tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander.

"Chúng tôi đang giám sát chặt chẽ công việc của các đồng nghiệp của chúng tôi và biết được khả năng của họ", ông Serdyukov nói trong một cuộc phỏng vấn được tạp chí Itogi công bố. "Chương trình quân đội nhà nước Nga, có xét tới triển vọng đến năm 2020, giải quyết được nhiều nhiệm vụ và sẽ giúp trung hòa các mối đe dọa mà mạng lưới phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ tạo ra".

Mỹ cũng như các cường quốc quân sự phía sau Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã từ chối sự giúp đỡ của Nga trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mới nhất của họ - cái mà Nga cảnh báo có thể châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang khác mà không nằm trong các thỏa thuận trước đó.

Năm 2011, Tổng thống Nga lúc đó là ông Dmitry Medvedev đã tuyên bố kế hoạch triển khai các tổ hợp tên lửa chiến thuật Iskander ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, thuộc cực Tây nước Nga để chống lại các mối đe dọa gây ra bởi hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Cộng hòa Séc và Ba Lan.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không giới hạn khu vực địa lý cũng như không giới hạn công nghệ, và điều này đã được một số quan sát viên quân sự cảnh báo rằng, cuối cùng Nga có thể tìm thấy một vòng tròn các tổ hợp tên lửa và radar của NATO bao quanh họ.

Năm 2011, đã có báo cáo rằng Washington đang lên một kế hoạch "mở rộng lớn" hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở châu Á, bề ngoài họ nói rằng mục đích là để bảo vệ chống lại những mối đe dọa tên lửa không thể đoán trước từ Triều Tiên, nhưng có nhiều khả năng họ đang lên kế hoạch chống lại Nga và Trung Quốc.

Năm 2006, quân đội Mỹ đã triển khai một trạm radar cảnh báo sớm cực mạnh, được biết tới là X-Band, ở Aomori Prefecture, phía Bắc Nhật Bản, và trong tương lai không xa, họ có kế hoạch tiếp tục mở rộng triển khai radar này ở Philippines.

Khi được hỏi quân đội Nga có những công cụ nào để đáp ứng lại những thách thức về khả năng xảy ra một cuộc xâm lượp hay không, ông Serdyukov trả lời đơn giản và thẳng thắn: "Chúng tôi có những công cụ đó".

Hỏi thêm thông tin cụ thể về những "công cụ" chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov trả lời: "Tôi không muốn đi vào chi tiết, nhưng tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng, ngoài việc ngăn chặn hạt nhân của chúng tôi, chúng tôi có một triển vọng tốt, chúng tôi đang nghiên cứu những dự án vũ khí độ chính xác cao có ý nghĩa quan trọng và những thứ khác", ông nói.

"Chúng tôi cảm thấy tự tin", ông Serdyukov nói.

Việc tranh cãi về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã phơi bày nhiều hoài nghi đằng sau việc khởi động lại mối quan hệ Nga-Mỹ.

Nga tự tin đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ảnh 2

Giống như lời hứa chưa được thực hiện của chính quyền Tổng thống Barack Obama, bao gồm cả việc không thực hiện đóng cửa nhà tù Guantanamo, ý tưởng khôi phục lại mối quan hệ của Washington dường như chỉ là để làm giảm nỗi lo của Nga về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Trong khi Washington đang giữ bó hoa bằng một tay, dường như họ đang che đậy một điều gì đó phía sau lưng họ. Nhưng thật may mắn thay, Moscow đã không khờ dại để mắc phải cạm bẫy này.

Trường Sơn
(theo RT)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.