"Biệt kích Commando" thực thi nhiệm vụ giải cứu các công dân Nga bị bắt làm con tin ở bên ngoài đất nước. Sơ tán công dân Nga khỏi các khu vực xung đột cục bộ và loại bỏ các băng nhóm phiến loạn.
Trong trường hợp chiến tranh, biệt kích sẽ đảm trách tiêu diệt ban lãnh đạo chính trị và quân sự cùng chủ thể chiến lược của đối phương ngay trên lãnh thổ đối phương.
Trong nghiên cứu cơ cấu chỉ huy, các tướng lĩnh đề nghị định hướng vào kinh nghiệm của Pháp, Anh và Đức. Còn khi thành lập đơn vị chiến thuật – thì chú ý kinh nghiệm của Mỹ.
Các tác giả dự án cho rằng cơ sở hoàn thành nhiệm vụ cần phải là đội ngũ đặc nhiệm "Senezh”. Hiện nay, đội ngũ này đặt dưới sự chỉ huy của đích thân Bộ trưởng Quốc phòng. Còn nhóm đặc nhiệm của một trong các Quân khu và đơn vị vận chuyển hàng không được trao chức năng hỗ trợ hỏa lực cho chiến dịch.
Sáng kiến của các vị tướng Nga có thể rất hữu ích, - Chủ tịch Hiệp hội quốc tế của các cựu chiến binh đơn vị chống khủng bố "Alpha", ông Sergey Goncharov đánh giá: “Ý tưởng có cơ sở nghiêm túc để tạo lập ban chỉ huy chung và thống nhất các đơn vị đặc biệt của chúng ta thành một quả đấm mạnh.
Trong Cơ quan An ninh FSB đã sẵn có phương tiện của đơn vị đặc nhiệm, đang đấu tranh chống khủng bố một cách thành công. Nhưng nếu chúng ta cho rằng cần có nắm đấm thép cho hành động quyết liệt trong các cuộc chiến tranh cục bộ, thì hôm nay ý tưởng này có quyền biến thành hiện thực”.
Hiện tại ở Nga có những đơn vị đặc nhiệm như “Senezh”, “Alpha” “Vympel” và những đơn vị khác. Họ có thể giải quyết nhiệm vụ trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Nhưng nếu chỉ thuần túy cấp cho họ quyền hạn lớn vẫn là chưa đủ - ông Sergei Goncharov phân tích: “Dành cho cuộc chiến tranh cục bộ, cần có hàng chục nghìn chuyên gia thiện nghệ và vũ trang tốt. Tôi sẽ không tiết lộ cơ số của "Alpha" hoặc "Vympel", cũng như bất kỳ đơn vị đặc nhiệm nào khác, nhưng đó là ít hơn cả chục lần.
Vì thế, nếu ai nghĩ rằng các đơn vị "Alfa" có thể chiến đấu trong chiến tranh cục bộ và khép lại vấn đề của toàn thể quốc gia – như vậy là không thực tế. Ý tưởng này liên quan chính đến việc tạo ra một lực lượng đặc biệt quy mô lớn”.
Nguồn tin trong Bộ Quốc phòng cho biết rằng nhiệm vụ về tạo lập Ban chỉ huy các chiến dịch đặc biệt và bản thân các đơn vị đã được nêu ra từ cách đây 5 năm. Bây giờ dự án này được khôi phục. Trước tiên, là để giải cứu người Nga tại các điểm nóng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Xã hội Vladimir Evseev tin tưởng nhận định: “Bây giờ tình hình hết sức khó lường, trước hết là ở Trung Đông. Không ai có thể loại trừ những cuộc xung đột kéo dài. Như những gì chúng ta đang thấy bây giờ, kèm theo với con số rất nhiều nạn nhân, rõ ràng các thành viên xung đột rất giận dữ và trên thực tế không cái gì có thể ngăn họ lại.
Trong những điều kiện như vậy, nếu không thi hành biện pháp khẩn cấp nào đó, thì các công dân Nga có thể thương vong. Tôi tin rằng khi có biến nếu cứ trông vào các kênh chính thức thì đơn giản là khó mà đưa công dân ta ra khỏi nơi chiến sự được. Từ góc độ này, sáng kiến thành lập đội "commando" là hợp lý”.
Theo quan điểm của các chuyên viên, trong trường hợp thành lập Ban chỉ huy chiến dịch đặc biệt, cơ chế này cần tuân thủ mệnh lệnh trực tiếp của Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Vị chỉ huy tối cao này là Tổng thống của đất nước. Hiện tại, đó là ông Vladimir Putin.
Theo Voice of Russia