"Trong số 5 loại vũ khí mới, chúng tôi sẵn sàng đưa vào 2 loại trong bối cảnh hiệp ước hiện tại, họ (Mỹ) biết điều này", Ngoại trưởng Lavrov nói trong một cuộc phỏng vấn với một nhóm các đài truyền hình Nga, trong đó có Sputnik.
Khi được hỏi về những loại vũ khí nào mà Nga sẵn sàng đưa vào thỏa thuận, ông Lavrov trả lời rằng ông sẽ không đi vào chi tiết. Ngoại trưởng nói rằng hiệp ước bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nói thêm rằng nếu Washington muốn đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào hiệp ước, thì Mỹ cần phải đưa tên lửa từ các nước NATO khác về nước.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Sergey Lavrov được hỏi liệu ông có nhìn thấy triển vọng nào về việc hai nước đồng ý kéo dài thỏa thuận mang tính bước ngoặt đến năm 2026 sau khi nó hết hạn vào tháng 2.
Ông cho biết: “Không có triển vọng như vậy. Cá nhân tôi không thấy một viễn cảnh như vậy”...“Các đồng nghiệp của tôi làm việc… với phái đoàn Mỹ cũng không nhìn thấy một viễn cảnh như vậy.”
Chúng tôi chỉ đơn giản giải thích rằng nói chuyện thông qua ngôn ngữ của tối hậu thư là không thể.
Tuy nhiên, ông Lavrov nói thêm rằng Moscow sẽ không bao giờ đóng cửa đàm phán hoặc hạn chế liên lạc với Washington về vấn đề này.
Các cuộc đàm phán về việc kéo dài START mới, vốn đã bị trì hoãn trong một năm rưỡi, cuối cùng đã được nối lại vào tháng 6, với cả hai bên đều bày tỏ sự lạc quan thận trọng về kết quả có thể xảy ra.
Các cuộc đàm phán dường như đã đi vào ngõ cụt kể từ đó, do Washington miễn cưỡng tìm kiếm thỏa hiệp và yêu cầu Nga gây áp lực buộc Trung Quốc tham gia thỏa thuận. Bắc Kinh nói rằng họ không có kế hoạch như vậy, và Moscow đã nhiều lần giải thích với Washington rằng các yêu cầu của họ là “không thực tế”.
Được ký kết vào năm 2010, START mới là thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân lớn duy nhất còn lại giữa Nga và Mỹ sau khi Donald Trump đơn phương rút khỏi hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung hai năm trước.