Nga công bố video 'xóa sổ' 3 bệ phóng HIMARS bằng tên lửa Iskander-M

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố một đoạn video xác nhận quân đội nước này đã phá hủy 3 bệ phóng HIMARS bằng tên lửa Iskander-M.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, máy bay không người lái (UAV) khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong khu vực Kherson đã phát hiện 3 bệ phóng M142 HIMARS của Ukraine. UAV sau đó đã theo dõi chuyển động của HIMARS và gửi tọa độ mục tiêu về sở chỉ huy. Ngay sau đó, 3 bệ phóng đã bị phá hủy hoàn toàn bởi 2 tên lửa Iskander-M của quân đội Nga.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã tấn công 3 bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất, cùng 10 chuyên gia nước ngoài đang bảo dưỡng các thiết bị này. Phía Nga cáo buộc Ukraine đã sử dụng những hệ thống này để phóng tên lửa ATACMS vào thành phố Sevastopol ở bán đảo Crimea hôm 23/6.

HIMARS là hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao do Mỹ phát triển, cung cấp bệ phóng linh hoạt cho nhiều loại đạn khác nhau. Hệ thống này có thể phóng sáu tên lửa dòng MLRS hoặc một tên lửa chiến thuật ATACMS.

HIMARS được thiết kế để phản ứng nhanh chóng và chính xác trước nhiều mối đe dọa khác nhau trên chiến trường. Với trọng lượng khoảng 11 tấn, xe có thể đạt tốc độ tối đa trên đường 85 km/h, cho phép triển khai nhanh chóng ở các vùng xung đột.

Trong khi đó, Iskander-M là một trong những hệ thống tên lửa đạn đạo hiện đại nhất của Nga, có khả năng mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân. Hệ thống tên lửa này có khả năng cơ động cao và có thể xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa, khiến nó trở thành vũ khí tấn công rất hiệu quả.

Tên lửa Iskander có chiều dài 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng bay 3,8 tấn; đầu đạn 380 kg, có thể bay trên độ cao 50 km. Hệ thống tên lửa được thiết kế để tấn công các mục tiêu trong phạm vi lên đến 500 km.

Theo Topwar
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.