Nếm trái đắng vì căn hộ 'suất ngoại giao'

Nếm trái đắng vì căn hộ 'suất ngoại giao'
Thời điểm địa ốc sôi động, nhà đầu tư đua nhau mua suất ngoại giao thì nay những căn hộ chiết khấu, giá ưu đãi bỗng trở thành gánh nặng khi thị trường rơi vào cảnh ế ẩm.

Nếm trái đắng vì căn hộ 'suất ngoại giao'

> Giá nhà đất, nhìn từ các “suất ngoại giao”

Thời điểm địa ốc sôi động, nhà đầu tư đua nhau mua suất ngoại giao thì nay những căn hộ chiết khấu, giá ưu đãi bỗng trở thành gánh nặng khi thị trường rơi vào cảnh ế ẩm.

Thị trường chung cư vẫn tiếp tục trầm lắng từ đầu năm đến nay. Ảnh: Hoàng Lan
Thị trường chung cư vẫn tiếp tục trầm lắng từ đầu năm đến nay. Ảnh: Hoàng Lan.

Nhờ có mối quan hệ, anh Tuấn, trợ lý giám đốc một công ty bất động sản mua được 3 suất ngoại giao của dự án ở quận Thanh Xuân với giá 29 triệu đồng mỗi m2. Đã đóng đến 95% số tiền và cuối năm có thể bàn giao nhưng anh không thể bán được vì thị trường ế ẩm. "Có được suất ngoại giao, không mua thì phí nhưng mua rồi không thể bán được vì thị trường xuống thấp quá", anh than.

Chị Phương, một nhân viên truyền thông chia sẻ, chị cũng đang sống dở chết dở với suất chung cư ngoại giao chiết khấu tới 10% của một dự án nằm trên trục đường Nguyễn Trãi. Đã đóng hơn một nửa tiền, tương đương 2,3 tỷ đồng cho căn hộ rộng 104 m2 này, đến nay chị chấp nhận bán lỗ 1 tỷ đồng. Căn hộ thuộc dạng siêu sang lại ở vị trí nội đô nhưng rao bán suốt nửa năm nay chị vẫn chưa gặp khách.

Chị mua được suất ngoại giao này đúng lúc thị trường sốt đỉnh điểm, cứ mừng như bắt được vàng. "Nhưng ngay sau đó thị trường đi xuống, phải tìm cách cắt lỗ, bán giá rẻ, bao tên cả hợp đồng mà chưa ăn thua", chị nói.

Thời hoàng kim, không phải ai cũng mơ được hưởng những suất ngoại giao. Chị Phương, nhân viên một doanh nghiệp địa ốc tiết lộ, chỉ những nhân vật to, có tầm ảnh hưởng và đóng góp quan trọng cho dự án hoặc doanh nghiệp mới được hưởng suất ngoại giao. Suất ngoại giao phải là những căn hộ vị trí đẹp, giá ưu đãi giảm từ 5-20% tùy thuộc vào độ VIP cũng như mối quan hệ thân tình với chủ đầu tư. "Những mối quan hệ cực kỳ thân, khách mua sẽ không phải chịu áp lực đóng tiền, nghĩa là tự đưa kế hoạch đóng tiền theo tiến độ cho chủ đầu tư", chị Phương nói.

Theo chị Phương, trong bối cảnh địa ốc trầm lắng như hiện nay, hầu hết những mối quan hệ VIP đều được chủ đầu tư giãn tiến độ để giảm áp lực tài chính. Nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để theo tiếp.

Anh Hoàng Xuân, một nhà đầu tư chia sẻ, suất chung cư ưu đãi chỉ trở thành bạc đãi khi nhà đầu tư... tham, ôm hàng lâu và chưa biết tận dụng thời cơ. Bản thân anh từng lướt sóng một căn hộ ngoại giao ở gần Dương Nội và thu về hàng chục thậm chí hằng trăm triệu đồng nhưng lại đang sống dở chết dở với một dự án ở khu vực phía Tây thành phố. "Cách đây 2 năm, rất nhiều người chào mua suất ngoại giao nhưng tôi không chịu bán, giờ mới lĩnh đủ", anh tâm sự.

Gần đây, một công ty địa ốc lớn tuyên bố sẽ bán suất ưu đãi cho cán bộ công nhân với giá tạm tính khoảng 15-17 triệu đồng mỗi m2. Mặc dù thông tin mới chỉ dừng ở mức "nội bộ" nhưng nhiều nhân viên đã tranh thủ rao bán khi mới chỉ nhìn thấy... phối cảnh công trình.

Còn trên các trang mạng, thông tin bán tháo suất ngoại giao nhan nhản. Hầu hết các dự án cao cấp đều hạ giá bán hoặc bằng so với giá gốc chấp nhận hòa vốn, tiêu biểu như Ciputra, The Sun Garden, Hapulico, làng Việt kiều châu Âu. Thậm chí có những mảng rao vặt còn kể lể chi tiết tình cảnh lý do bán tháo. Một quảng cáo đăng trên trang rao vặt giải thích: "Bất động sản năm trước còn hot, giá bán 36 - 38 triệu mỗi m2 chẳng bán vì nghe lời vợ muốn để ở hoặc cho thuê. Bây giờ nhà có việc đành chấp nhận bán tháo lấy tiền, bán phá giá so với các căn khác cùng khu vực... với giá cực sốc 30 triệu đồng bao sang tên".

Anh Phạm Huy Hoàng, lãnh đạo một sàn giao dịch địa ốc cho biết, hiện sàn của anh đang có hàng chục căn chung cư hạng sang ký gửi dưới dạng "suất ngoại giao". Hồi đầu năm, một số khách hàng còn quan tâm đến "suất ngoại giao" vì họ tin tưởng tính pháp lý và thủ tục của những căn hộ dạng này. Song đầu tháng qua, do một số chủ đầu tư hạ giá bán trực tiếp trên sản phẩm nên khách hàng tỏ ra hờ hững với những căn hộ chiết khấu ít.

Trao đổi với PV, ông Phạm Trung Hà, Tổng giám đốc Hòa Phát Land cho hay, thời điểm đầu năm 2010, khi địa ốc sốt nóng, nhà đầu tư xếp hàng tìm mọi cách xoay xở để có được suất ngoại giao. Thời địa ốc hoàng kim, nhiều người có thể kiếm lời khi mua được những suất chiết khấu lớn nhưng nay địa ốc quá trầm lắng, nhà đầu tư rơi vào thế mắc cạn cũng là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, theo ông Hà, trước kia, khi thông tin dự án còn chưa minh bạch, người mua luôn có tâm lý, suất ngoại giao có giá rẻ hơn, được hỗ trợ về tiến độ thu tiền. Còn hiện nay, suất ngoại giao lại bất lợi vì càng về sau, địa ốc ế ẩm, chủ đầu tư càng hạ giá bán. "Người mua sẽ cân nhắc trước lợi thế là những dự án giá phải chăng, ở được ngay thay vì mua những suất ngoại giao là căn chung cư hiện đại nhưng giá bán lại quá cao", ông nói.

Theo VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.