Ném phao thi bị phạt 10 triệu đồng?

Ném phao thi bị phạt 10 triệu đồng?
Các hành vi thi hộ, thi kèm, chuyển tài liệu vào phòng thi có thể bị phạt từ 5-10 triệu đồng.

Ném phao thi bị phạt 10 triệu đồng?

> Bày bán phao thi tại cổng trường ĐH: Cỡ nào, môn gì cũng có

> Bộ GD&ĐT kết luận vụ giám thị ném 'phao' vào phòng thi 

Các hành vi thi hộ, thi kèm, chuyển tài liệu vào phòng thi có thể bị phạt từ 5-10 triệu đồng.

Dự kiến sắp tới các hành vi gian lận trong thi cử đều bị xử lý rất nặng
Dự kiến sắp tới các hành vi gian lận trong thi cử đều bị xử lý rất nặng .
 

Sau sự kiện gian lận thi cử tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang), ngày 13/3, Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có quy định cụ thể mức xử phạt đối với các hành vi gian lận trong thi cử.

Dự thảo mới này quy định, đối với một trong các vi phạm quy chế thi sau đây: ra quyết định thành lập bộ máy, phân công nhiệm vụ cho cán bộ trái với quy chế áp dụng cho kỳ thi đó; không đảm bảo quy định về cơ sở ra đề thi, coi thi và chấm thi; quản lý hồ sơ thi, bài thi không đúng quy định; làm mất hoặc làm hư hỏng bài thi đến mức không thể chấm được bài thi đó; chấm bài thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp không đúng đáp án, thang điểm, quy trình; lập bảng điểm sai lệch với kết quả; không đảm bảo bí mật bài thi; xử lý người vi phạm quy chế thi sai quy định; thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến kỳ thi; sẽ bị phạt từ 3-10 triệu đồng.

Đối với hành vi gây rối, đe doạ dưới mọi hình thức hoặc dùng vũ lực ngăn cản người quản lý thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi thực hiện nhiệm vụ phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Đối với một trong các hành vi sau đây: thi thay người khác hoặc thi kèm để trợ giúp người khác; chuyển tài liệu, thông tin, đồ dùng trái phép vào phòng thi cho thí sinh đang dự thi hoặc làm bài, trợ giúp thí sinh làm bài dưới mọi hình thức; đánh tráo bài thi hoặc tiếp tay cho người khác đánh tráo bài thi của người dự thi hoặc làm lộ bí mật số phách bài thi; viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi của thí sinh trái quy định; mang các vật dụng không được phép vào khu vực thi, chấm thi; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Nếu làm lộ bí mật hoặc làm mất đề thi (nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Về việc xử lý vi phạm, dự thảo này cũng nêu rõ thẩm quyền của các cấp từ trung ương đến địa phương.

Phạt 100 triệu, tước giấy phép thành lập

Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: cảnh cáo; phạt tiền: mức phạt 50 triệu đồng đối với cá nhân; 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tước quyền sử dụng quyết định cho phép thành lập, quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giảng dạy, giáo dục có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất.

Ngoài các hình thức xử phạt này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: giải thể hoặc chấm dứt hoạt động; hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi; đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất các sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị giáo dục đã nhập khẩu trái phép...

Tuyển sinh sai: phạt từ 5-50 triệu

Dự thảo mới này cũng quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng với nội dung thông báo về tuyển sinh, đào tạo.

Ngoài ra, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5-50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm tuyển sinh để đào tạo trung cấp chuyên nghiệp vượt quá chỉ tiêu số lượng so với chỉ tiêu đã được thông báo hoặc được giao.

Bộ GD-ĐT gửi dự thảo và đề nghị các cơ sở giáo dục góp ý kiến cho Dự thảo bằng văn bản và gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 25/3/2013.

Theo Phạm Thịnh
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.