Nelson Mandela: Cuộc đời và những dấu ấn thời đại

Nelson Mandela: Cuộc đời và những dấu ấn thời đại
Nelson Mandela là một trong những người đàn ông đáng kính, được tôn sùng nhất thế giới, người đã lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại Chủ nghĩa Apartheid bạo tàn và đưa đất nước Nam Phi trở thành quốc gia dân chủ đa chủng tộc.

Nelson Mandela: Cuộc đời và những dấu ấn thời đại

Cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời ở tuổi 95
> Thế giới tiếc thương Nelson Mandela

Nelson Mandela là một trong những người đàn ông đáng kính, được tôn sùng nhất thế giới, người đã lãnh đạo cuộc chiến đấu chống lại Chủ nghĩa Apartheid bạo tàn và đưa đất nước Nam Phi trở thành quốc gia dân chủ đa chủng tộc.

Nelson Mandela bên vợ, bà Graca Machel
Nelson Mandela bên vợ, bà Graca Machel.
 

Mandela là Tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1994 sau gần 3 thập kỷ đấu tranh chống lại sự áp bức của người da trắng và trở thành biểu tượng chống phân biệt chủng tộc không chỉ của quốc gia Nam Phi mà còn của nhân dân yêu chuộng hòa bình và bình đẳng trên thế giới. Với những cống hiến đó, Mandela giành giải Nobel Hòa bình năm 1993.

Kể từ khi rời ghế Tổng thống vào năm 1999, Mandela trở thành đại sứ cấp cao của Nam Phi, đóng vai trò hạt nhân trong chiến dịch chống căn bệnh thế kỷ HIV/Aids và giúp đỡ nước nhà giành quyền đăng cai World Cup 2010. Trong những năm qua, Mandela gặp nhiều vấn đề sức khỏe nhưng vẫn tham gia vào những cuộc tọa đàm về hòa bình tại CHDC Congo, Burundi và một số quốc gia khác trong và ngoài châu Phi.

Năm 2004, ở tuổi 85, Mandela chính thức từ giã cuộc sống của một người dành cho công chúng, dành nhiều thời gian bên gia đình, bạn bè. “Đừng gọi cho tôi, tôi sẽ gọi cho bạn”, ông nói với những ai có ý định mời ông tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội. Kể từ đó, Mandela hiếm khi xuất hiện tại các sự kiện hay trước truyền thông.

Trong 2 năm trở lại đây, ông phải ra vào viện rất nhiều lần. Cuối tháng 1 năm 2011, Mandela được đưa tới bệnh viện Johannesburg để trải qua đợt điều trị đặc biệt và có thông tin ông đã phải dùng đến máy hỗ trợ hô hấp bởi di chứng của căn bệnh lao mắc phải trong thời kỳ 27 năm bị giam cầm trước khi chế độ diệt chủng kết thúc tại Nam Phi vào năm 1994. Căn bệnh này tiếp tục hành hạ và đẩy Mandela vào tình trạng nguy kịch bởi nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.

Nuôi dưỡng bởi lòng trung thành

Mandela sinh năm 1918 trong bộ tộc Thembu nói tiếng Xhosa tại một làng nhỏ nằm ở miền Tây của tỉnh Cape, Nam Phi. Tại quê hương mình, Mandela thường được gọi với tên mà bộ tộc đặt cho anh, Madiba, còn Nelson là tên tiếng Anh mà khi đi học, cô giáo đã chọn cho ông.

Mandela và người bạn, đồng chí từng đồng cam cộng khổ, Oliver Tambo
Mandela và người bạn, đồng chí từng đồng cam cộng khổ, Oliver Tambo.
 

Bố Mandela là thành viên hội đồng cơ mật của Hoàng gia Thembu, người có công đưa Jongintaba Dalindyebo lên ngôi quốc vương Thembu. Dalindyebo sau này đã trả ơn ông bằng cách nhận nuôi Mandela sau khi Mphakanyiswa qua đời vào năm Mandela mới 9 tuổi.

Theo phong tục của người Thembu, ông được thụ giáo lúc 16 tuổi, rồi đi học Học viện Clarkebury Boarding. Để chuẩn bị thừa kế vị trí thành viên Hội đồng Cơ mật của cha mình, năm 1937, Mandela chuyển đến trường Healdtown, ngôi trường tại Fort Beaufort, nơi hầu hết con cháu hoàng tộc Thembu đều đi học. Sau đó, ông đậu vào học bằng Cử nhân tại Trường Đại học Fort Hare. Cuối năm thứ nhất, Mandela tham gia vào vụ tẩy chay của Hội sinh viên nhằm chống lại quy định của trường đại học, và bị buộc phải rời trường Fort Hare.

Năm 1941, Mandela 23 tuổi, đã chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân bị sắp xếp. Ông đến Johannesburg, xin làm tập sự ở một công ty luật. Khi làm việc tại hãng Witkin, Sidelsky và Edelman, Mandela đã hoàn tất tấm bằng Cử nhân hàm thụ của Trường Đại học Nam Phi. Hai năm sau, ông học luật tại Trường Đại học Witwatersrand, nơi được tiếp xúc với tự do, với những tư tưởng cấp tiến cũng như nuôi dưỡng đam mê hoạt động chính trị, chống lại phân biệt chủng tộc. Cũng trong năm đó, Mandela gia nhập Đảng Quốc đại (ANC).

Năm 1944, Mandela kết hôn với người vợ đầu tiên của ông, bà Evelyn Mase. Năm 1958, họ ly hôn sau khi đã có với nhau 4 đứa trẻ. Trong thời gian này, Mandela và luật sư đồng nghiệp Oliver Tambo điều hành một công ty luật, nhận bào chữa miễn phí hoặc giá rẻ cho nhiều người da đen thiếu luật sư đại diện. Cùng với nhau, Mandela và Tambo thực hiện những chiến dịch chống lại Chủ nghĩa Apartheid.

Năm 1956, Mandela cùng với 155 nhà hoạt động khác bị bị bắt giam và bị buộc tội phản quốc. Sau quá trình xét xử kéo dài từ năm 1956-1961, tất cả các bị cáo đều được tuyên trắng án. Năm 1958, Mandela kết hôn với Winnie Madikizela, người đã quyết liệt đấu tranh trong chiến dịch vận động, đòi thả tự do cho chồng mình.

Cuộc chiến của Mandela và ANC chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc lên đến cao trào vào năm 1960, khi 69 người da đen bị cảnh sát bắn chết ở Sharpeville.

Án chung thân

Năm 1962 Mandela bị bắt sau khi ẩn náu được 17 tháng, và giam giữ tại Pháo đài Johannesburg, bị tuyên án 5 năm tù giam với tội danh chủ mưu kêu gọi công nhân đình công vào năm 1961 và vượt biên bất hợp pháp tại tòa. Hai năm sau, vào ngày 11 tháng 6 năm 1964, ông lại phải ra tòa một lần nữa, bị tuyên án chung thân với tội danh phá hoại và âm mưu một cuộc xâm lược của ngoại quốc vào Nam Phi.

Bài báo đăng thông tin Mandela được tự do
Bài báo đăng thông tin Mandela được tự do.
 

Tại tòa Rivonia, ông truyền đạt niềm tin của mình về dân chủ, về tự do và sự công bằng trong xã hội. “Tôi cống hiến cả đời tôi cho sự nghiệp đấu tranh của người dân châu Phi. Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi cũng chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận và bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Thời gian giữa năm 1968 và 1969, Mandela chịu đựng nỗi đau tinh thần khi hay tin mẹ ông qua đời và con trai cả chết trong một tai nạn xe hơi. Ông không được phép tham dự 2 lễ tang này. Mandela tiếp tục bị giam giữ tại đảo Robben trong 18 năm tiếp đó trước khi được chuyển tới nhà tù Pollsmoor nằm trong đất liền vào năm 1982.

Trong suốt thời kỳ Mandela bị giam giữ, đã có nhiều áp lực ở trong cũng như ngoài nước đòi chính quyền Nam Phi phải trả tự do cho ông, với khẩu hiệu nổi tiếng Free Nelson Mandela! (Nelson Mandela Tự do). Đến năm 1989, Nam Phi có sự chuyển biến khi Botha bị đột quỵ và Frederik Willem de Klerk thay thế vào vị trí tổng thống.[62] De Klerk tuyên bố thả tự do cho Mandela vào tháng 2 năm 1990. Sự kiện này được phát hình trực tiếp trên khắp thế giới.

Tổng thống da đen đầu tiên

Năm 1992, Mandela chia tay bà Winnie sau khi biết tin bà ngoại tình. Mandela trở lại làm lãnh đạo ANC, rồi từ năm 1990 đến 1994, ông lãnh đạo đảng này trong cuộc thương lượng đa đảng dẫn tới cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên trong nước.

Sau khi về hưu, ông tích cực hoạt động nhằm ngăn ngừa căm bệnh thế kỷ AIDS
Sau khi về hưu, ông tích cực hoạt động nhằm ngăn ngừa căm bệnh thế kỷ AIDS.
 

Cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi với quyền bỏ phiếu được trao cho tất cả mọi người đã diễn ra vào ngày 27 tháng 4 năm 1994. ANC giành được 62% số phiếu bầu, và Mandela, với vai trò là lãnh đạo ANC, đã nhậm chức làm Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi.

Một trong những vấn đề lớn nhất trong thời kỳ làm Tổng thống của Mandela là sự thiếu thốn nhà ở dành cho người nghèo, những khu ổ chuột vẫn tồn tại ngay cả các thành phố lớn. Ông giao cho Phó tổng thống Thabo Mbeki toàn bộ quyền hạn để thực hiện những cải cách về kinh tế, đời sống còn mình tập trung vào các vấn đề quốc tế, xây dựng hình ảnh của Nam Phi.

Đúng dịp sinh nhật 80 tuổi, Mandela kết hôn lần ba với Graca Machel, vợ cũ của cựu Tổng thống Mozambiquevà là đồng minh của ANC bị chết trong vụ rơi máy bay 12 năm trước đó. Cuộc hôn nhân là kết quả của hàng tháng trời thương thảo ở cấp quốc tế để đặt ra đồ sính lễ chưa từng có trong lịch sử để được rút khỏi bộ tộc của Machel.

Sau khi ông chính thức về hưu, sự kết nối của ông với người dân thông qua Quỹ từ thiện Mandela. Sự xuất hiện đáng chú ý nhất của ông là sau cái chết của con trai Makgatho. Thời điểm đó, những điều cấm kỵ vẫn bao trùm xoay quanh đại dịch AIDS và Mandela cố gắng xóa bỏ điều đó khi thừa nhận con trai ông đã qua đời vì căn bệnh này. Ông kêu gọi người dân Nam Phi hãy nói về AIDS như những căn bệnh “bình thường” trong cuộc sống chứ không phải có gì kỳ bí.

Tháng 11 năm 2012, Nam Phi phát hành đồng tiền đầu tiên in hình Nelson Mandela.

Theo Khánh Đan
BBC, Thể thao văn hóa

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.