Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Những thói quen này khi nấu cơm không chỉ làm mất chất dinh dưỡng của gạo mà còn khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.

Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm

Nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện. Thế nhưng bạn có biết để an toàn với người dùng, nhà sản xuất đã tạo 1 lớp bảo vệ mặt nồi. Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính.

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.

Vo gạo quá kỹ

Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo, để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 - 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất.

Hoạt động vo gạo nhằm làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, tuy nhiên không phải cứ "càng sạch" thì sẽ "càng tốt". Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6... Vì thế, chúng ta chỉ nên khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn trôi ra là được.

Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người ảnh 1

Nhiều người thường có thói quen vo 4 - 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo. Ảnh minh họa: Internet

Để cơm chín quá lâu mới ăn

Vì hoàn cảnh bắt buộc hoặc vì thói quen, nhiều người cắm nồi cơm điện nhưng lại để rất lâu sau mới ăn. Việc làm này không chỉ khiến cơm bị khô, cứng, ôi mà còn làm giảm đi một lượng chất dinh dưỡng nhất định.

Tốt nhất, các bạn nên ăn cơm sau khi bật nút ủ khoảng 10 - 15 phút. Đó cũng là lúc cơm ngon, ngọt và tơi nhất.

Đảo cơm nhiều lần

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen đảo cơm nhiều lần khi cơm sôi. Việc khuấy cơm này sẽ khiến tinh bột hoạt hóa và ngăn ngừa sự hình của túi hơi, trong một số trường hợp còn làm gạo bị nhão ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, việc đảo cơm nhiều khi cơm sôi có thể khiến nồi cơm không còn ngon bởi việc mở nắp ra sẽ làm thay đổi tỷ lệ gạo và nước cần thiết khiến cho cơm khi chín sẽ bị khô.

Sử dụng gạo xay quá trắng

Người tiêu dùng thường thích chọn mua gạo xay xát kỹ vì nhìn chúng đẹp mắt và cảm giác ăn ngon hơn. Thực tế, loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi.

Thứ còn lại mà bạn ăn chỉ còn là lõi bột đường của gạo, đó chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, phù thũng... nếu ăn quá nhiều.

Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người ảnh 2

Khi cơm đã chín nếu bạn không chủ động dùng đũa xới đều cho hạt cơm tơi ra thì đến khi ăn sẽ rất khó xới. Đến lúc cơm nguội thì lại càng khó khăn vì cơm lúc này đã kết thành khối khó mà xới cho tơi lên được. Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng nước lạnh để nấu cơm

Theo thống kê, có đến 9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm. Cách nấu này khiến cho gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng bị tan ra trong nước.

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hoan (nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp Hà Nội), việc nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến cho thời gian nấu cơm ngắn đi, hạt gạo nhanh chín hơn đồng thời chín đều và dẻo hơn.

Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ nhanh chóng co lại tạo thành 1 lớp màng bảo vệ giúp gạo không bị trương, nứt vỡ, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ không bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi.

Mở vung khi nồi cơm điện vừa nhảy nút tự động

Đối với nấu cơm bằng nồi cơm điện thì theo kinh nghiệm của nhiều chị em, khi nút vừa mới chuyển quá chế độ hâm nóng, nếu mở vung ngay sẽ khiến cơm sẽ bị nhão, mất ngon. Nếu không muốn xới rồi bật lại chế độ nấu 1 lần nữa thì bạn có thể chờ thêm khoảng hơn 10 phút nữa nồi mới mở vung và xới đều lên là được nhé.

Đổ ít hoặc quá nhiều nước

Nếu không muốn ăn cơm quá nhão hoặc khô cứng, bạn nên chú ý lường nước vừa đủ. Nếu cơm gạo tẻ trắng tỷ lệ giữa gạo và nước là 1:1.2 - 1.4. Thông thường mặt nước cao hơn mặt gạo từ 2 - 4 mm là vừa.

Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng chỉ mang tính tương đối. Khi mua gạo về cần nấu thử trước, ví dụ như 5 lạng gạo + 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.

Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người ảnh 3

Người tiêu dùng thường thích chọn mua gạo xay xát kỹ vì nhìn chúng đẹp mắt và cảm giác ăn ngon hơn. Thực tế, loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi. Ảnh minh họa: Internet

Không xới cơm trước khi ăn

Khi cơm đã chín nếu bạn không chủ động dùng đũa xới đều cho hạt cơm tơi ra thì đến khi ăn sẽ rất khó xới. Đến lúc cơm nguội thì lại càng khó khăn vì cơm lúc này đã kết thành khối khó mà xới cho tơi lên được.

Gạt bỏ nước cơm

Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ vô tình làm mất đi một lượng vitamin B và các chất dinh dưỡng khác.Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Không rửa sạch tay trước khi vo gạo

Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hằng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.

MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.