Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) từng lập báo cáo chi tiết về tất cả những lần phi hành gia sảy chân ngã trên Mặt Trăng vì mục đích nghiên cứu khoa học, theo Science Alert. Một phần nguyên nhân dẫn tới sự vụng về của các phi hành gia nằm ở trọng lượng và khối lượng.
Dù trọng lượng của bạn có thể nhỏ hơn trên Mặt Trăng, khối lượng vẫn giữ nguyên, do đó quán tính không thay đổi. Phi hành gia di chuyển trên Mặt Trăng phải tiếp xúc với điều kiện khác hẳn môi trường quen thuộc trên Trái Đất, khiến họ dễ ngã hơn.
Với tàu Apollo 15, NASA muốn nghiên cứu tốc độ trao đổi chất của phi hành gia khi họ đi qua nhiều loại địa hình khác nhau trên Mặt Trăng như lên đồi, xuống đồi và đất bằng. Với tàu Apollo 16, NASA muốn đánh giá chênh lệch về độ linh hoạt và vận động giữa Trái Đất và Mặt Trăng, nhằm hiểu rõ hơn lực hấp dẫn của Mặt Trăng và cách nó tác động tới chuyển động trên bề mặt. Các nhà nghiên cứu của NASA đã mô tả từng cú ngã và lý do nó xảy ra chính xác hết mức có thể.
Trong phi vụ tàu Apollo 15, chỉ huy David Scott bắt đầu di chuyển về phía một khu vực mới. Ông lia máy quay để ghi hình và mô tả tóm tắt về khu vực. Khi bước vòng qua đống đá vụn, chân phải của ông giẫm lên vùng lún nhẹ và ông bắt đầu mất thăng bằng. Scott bước tiếp với chân trái, trượt qua một hòn đá nhỏ và tiếp tục trượt lên lớp đất tơi xốp ở bề mặt. Trong lúc cố thu trọng tâm, Scott mất đà chúi về phía trước. Sau đó, ông ngã sấp xuống với hai tay sõng xoài. Cơ thể ông đổ nghiêng về bên trái, ông lăn ngược chiều kim đồng hồ và biến mất khỏi màn hình máy quay.
Báo cáo về cú ngã trong phi vụ tàu Apollo 16 thiên về phân tích hơn, phân tách hành động nhằm làm rõ nguyên nhân ngã, cách ngã và cách phi hành gia đứng dậy. Phi công khoang mặt trăng Charles Duke ngã khi ông dừng lại để nhặt chiếc kìm. Chỉ huy John Young cũng ngã khi nhặt đồ vật là một chiếc bàn chải và túi mẫu vật. Những cú ngã khác liên quan tới lớp đất mặt khô, tơi và dễ gây trượt chân của Mặt Trăng