Nâng dần giá điện để đủ điện

Nâng dần giá điện để đủ điện
TPO – Trong mười năm nữa, giá điện sẽ vào khoảng 1.800 đồng/kW. Bộ Công thương cho rằng, phải nâng giá điện tới mức đó để nhà đầu tư đủ khả năng duy trì sản xuất.

Nâng dần giá điện để đủ điện

>Người nghèo chê điện giá thấp?

>Doanh nghiệp 'tố' bị ép dùng điện giờ cao điểm

TPO – Trong mười năm nữa, giá điện sẽ vào khoảng 1.800 đồng/kW. Bộ Công thương cho rằng, phải nâng giá điện tới mức đó để nhà đầu tư đủ khả năng duy trì sản xuất.

Nhân viên ngành điện giải thích thủ tục đăng ký mua điện giá thấp cho người dân. Ảnh: Thanh Thúy
Nhân viên ngành điện giải thích thủ tục đăng ký mua điện giá thấp cho người dân. Ảnh: Thanh Thúy.

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo của Bộ Công thương về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 vào ngày 3-8, xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII). Quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Hoàng Quốc Vượng có cuộc trao đổi với báo giới về Quy hoạch này.

Thưa ông, mục tiêu của Quy hoạch điện VII là gì?

Đó là cung cấp đầy đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 – 210 tỷ kWh; năm 2020 khoảng 330 – 362 tỷ kWh. Trong đó ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020. Ngành điện cũng phải đạt mục tiêu đến năm 2020, hầu hết hộ dân nông thôn có điện. Cụ thể là, đến năm 2015, gần một triệu hộ dân nông thôn được cấp điện. Năm 2020, sẽ cấp điện cho gần nửa triệu hộ dân nông thôn khác.

Vốn đầu tư cho Quy hoạch điện VII lấy từ những nguồn nào, thưa ông?

Để thực hiện mục tiêu và khối lương quy hoạch được duyệt, dự kiến tổng vốn đầu tư cho toàn ngành điện đến năm 2020 khoảng 929,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 48,8 tỷ USD), trung bình mỗi năm cần 4,88 tỷ USD. Các tập đoàn kinh tế Nhà nước như Tập đoàn Điện lực,Tập đoàn Than – Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí sẽ lĩnh trọng trách về vốn đầu tư.

Chúng tôi cũng có chính sách khuyến khích nhà đầu tư tư nhân trong xây dựng thủy điện nhỏ. Thủy điện nhỏ không tốn quá nhiều vốn, thích hợp với nhà đầu tư tư nhân. Theo tôi, cơ chế giá hiện nay cũng mang lại lợi nhuận cho họ.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng được khuyến khích, hiện ngành điện đang có 11 dự án BOT của nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta cũng sẽ thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp điện, trong đó Nhà nước không cần giữ 100% vốn. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển dự án điện, và những hình thức vốn đầu tư khác như: viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại nước ngoài...

Trong cơn bão số 3 vừa qua, và thực tế lâu nay cho thấy việc các nhà máy thủy điện khi xả lũ thường gây ảnh hưởng đến người dân. Sắp tới, Bộ Công thương và ngành điện sẽ xử lý vấn đề này thế nào?

Vấn đề này tồn tại lâu nay, chúng tôi cũng đã có nhiều cuộc họp với các nhà máy thủy điện để tìm cách khắc phục. Theo quy định hiện nay, trước khi xả lũ ít nhất 2 tiếng, nhà máy phải thông báo cho người dân. Có một nhà máy thủy điện đã đầu tư hệ thống loa cảnh báo dọc hạ du, chúng tôi cho rằng đây là biện pháp rất hữu hiệu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ yêu cầu tất cả nhà máy thủy điện phải mua sắm thiết bị cảnh báo lắp đặt dọc khu vực hạ du để người dân chủ động nắm bắt thông tin.

Thưa ông, lâu nay ngành điện thường viện lý do thiếu nước dẫn đến cắt điện luân phiên hoặc không đủ điện cung ứng. Vấn đề này có được đặt ra trong Quy hoạch điện VII?

Đúng là việc phụ thuộc nhiều vào thủy điện sẽ dẫn tới thực tế là thiếu điện trong mùa khô. Quy hoạch điện VII ưu tiên phát triển điện từ năng lượng gió, mặt trời v.v. Thủy điện cũng sẽ được ưu tiên, đặt mục tiêu cân bằng giữa lợi ích và đảm bảo môi trường, cuộc sống của người dân hạ du. Năm 2020, tổng công suất thủy điện sẽ ở mức 17.400 MW thay vì 9.200MW như hiện nay. Việt Nam sẽ đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành năm 2020, cung cấp khoảng 1,3% nhu cầu điện và sẽ tiến tới đảm bảo điện trong tương lai khi nguồn nước cạn kiệt. Nhiệt điện sẽ cung cấp hơn 60% nguồn điện của cả nước; Thủy điện cung cấp 23,1%. Ngoài ra là những nguồn khác, dự kiến chúng ta vẫn phải nhập khẩu 3,1% nguồn điện vào năm 2020.

Có chuyên gia kinh tế cho rằng ngành điện đang lãi 18% mỗi năm với mức giá hiện nay, điều này có đúng không, thưa Thứ trưởng?

Tôi cho rằng thông tin này không chính xác. Giá bán điện hiện là 1.242 đồng/kWh, chưa đủ để Tập đoàn Điện lực (EVN) hoàn vốn. EVN đang nợ các ngành than, dầu khí gần 10.000 tỷ đồng. Nửa năm 2011, EVN chịu lỗ 3.500 tỷ đồng. Nếu lãi 18% thì EVN đã đủ khả năng trả nợ. Nếu duy trì giá như hiện nay, EVN khó lòng hoạt động để cung cấp đủ điện.

Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là nâng giá điện để EVN và những nhà đầu tư khác đủ khả năng hoàn vốn, duy trì sản xuất. Từ nay đến năm 2020, giá điện sẽ là 9 cent/ kWh (khoảng 1.800 đồng/kWh). Tất nhiên, việc nâng giá điện sẽ theo lộ trình được Chính phủ phê duyệt.

Giá điện sẽ được điều chỉnh theo giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái và cơ cấu sản lượng điện phát. Giảm dần và tiến tới bỏ bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các miền; nghiên cứu thực hiện biểu giá điện theo mùa và theo vùng. Biểu giá điện có hai thành phần: giá công suất và giá điện năng; trước tiên áp dùng cho những khách hàng sử dụng điện lớn.

Giá điện cũng cần phải xem xét đặc thù vùng và cư dân vùng: Biên giới, hải đảo, nông thôn, miền núi,... với những điều tiết trợ giá, trợ thuế cần thiết để giảm cách biệt về hưởng thụ năng lượng điện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa giữa các khu vực và bộ phận dân cư, giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị...

Văn Việt (ghi)

Theo Viết
MỚI - NÓNG