Nấm hương, vị thuốc hay

Nấm hương, vị thuốc hay
Nấm hương, còn gọi là hương tín, hương tẩm, hương cô, đông cô... Theo quan niệm của y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn).

Nấm hương, vị thuốc hay

> Tết này thiếu măng khô, mộc nhĩ, nấm hương...
> Đông y chữa sỏi thận

Nấm hương, còn gọi là hương tín, hương tẩm, hương cô, đông cô... Theo quan niệm của y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết, tiêu đờm, chữa được bệnh sởi (đậu chẩn).

Nấm hương vị ngọt, tính bình có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết..
Nấm hương vị ngọt, tính bình có công năng bổ tỳ ích khí, dưỡng huyết hòa huyết...

Có nhiều cách dùng nấm hương, đơn giản nhất là ăn riêng nhưng thông thường người ta hay sử dụng nó như một thứ phụ trợ trong các món ăn được chế biến từ nhiều loại thực phẩm.

Tuy nhiên việc lựa chọn và phối hợp nấm hương với các loại thức ăn khác cũng đòi hỏi phải có nguyên tắc nhất định theo quan điểm của dinh dưỡng học cổ truyền. Dưới đây là một số phương thuốc dùng nấm hương phối hợp điển hình.

Phương 1: Nấm hương 250g, mộc nhĩ đen 100g, thịt gà mái 500g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch và thái chỉ. Thịt gà rửa sạch chặt miếng. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Phương này có công dụng kiện tỳ bổ thận, ích khí dưỡng huyết, có thể dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.

Phương 2: Nấm hương 200g, đậu tương 50g, dầu vừng và tỏi lượng vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch. Ðậu tương ngâm nước rồi đãi bỏ vỏ. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ rồi hầm nhừ, chế thêm dầu vừng, tỏi đập giập và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Phương này có tác dụng điều trị hỗ trợ cho trẻ em bị còi xương, người già bị loãng xương và chứng phù thũng.

Phương 3: Nấm hương 150g, chân giò lợn 1 cái, gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng rồi đem hầm nhừ. Tiếp đó cho nấm vào đun chín là được, chế thêm gia vị, ăn nóng. Phương này có tác dụng bồi bổ âm dương, kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết, kích thích sự thèm ăn, tăng số lượng và chất lượng sữa ở phụ nữ cho con bú.

Phương 4: Nấm hương 100g, bồ dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bồ dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng.

Xào nấm và bồ dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được. Phương này có tác dụng bổ thận tráng dương, kích thích tiêu hóa. Thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.

Nấm hương tuy giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 50g là tốt nhất. Những người tỳ vị hư hàn, đại tiện quá lỏng, quá nát không nên dùng.

Theo Lương y Hữu Đức
Sức khỏe & đời sống

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG