Nấm đông cô giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Trong nhiều thế kỷ, nấm đông cô đã được sử dụng như một loại thuốc ở khu vực Đông Á. Mới đây, một nghiên cứu chỉ ra rằng nấm đông cô có khả năng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Một nghiên cứu của Mỹ được công bố trong Tạp chí nghiên cứu phòng chống ung thư đã phát hiện ra rằng một hợp chất có trong nấm đông cô có thể ngăn chặn tốc độ tăng trưởng của ung thư cổ tử cung.

Theo các tác giả nghiên cứu, nấm đông cô có chứa alpha-glucan được gọi là Hexoza tương quan với hợp chất (AHCC) - một hỗn hợp các axit amin, polysaccaradit và khoáng chất. Hợp chất này chỉ có trong nấm đông cô, chúng có vai trò rất lớn trong việc chống lại khối u.

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách xác định khả năng tiêu diệt vi rút HPV ở người của AHCC, một bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục rất phổ biến mà nếu không được điều trị, có thể làm cho phụ nữ bị ung thư cổ tử cung.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu điều trị hai tế bào ung thư cổ tử cung (Siha [HPV 16/18 dương] và C-33A [HPV âm]) trong ống nghiệm với một liều lượng 0,42 mg / ml AHCC, sau đó ủ chúng trong 72 giờ.

Hai thử nghiệm bổ sung sau: lặp lại liều AHCC 24h/ một lần trong một tuần, và một trong đó những con chuột thí nghiệm bị nhiễm HPV được cho sử dụng với liều 50 mg / kg AHCC hàng ngày so với cùng kỳ.

Kết quả cho thấy AHCC ngăn chặn HPV trong cả ba thử nghiệm. Duy trì điều trị AHCC có thể giảm 15,9% hoạt động của HPV so với nhóm đối chứng. Dữ liệu cho thấy liều dùng AHCC hàng ngày sẽ tiêu diệt 16/18 nhiễm trùng HPV và có thể có vai trò trong việc phòng chống HPV- liên quan đến ung thư cổ tử cung ", Tiến sĩ Judith Smith, nhà nghiên cứu và nhà khoa học tại Đại học Texas cho hay.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.