Đó là vào ngày 5/5/1945, khi những tù nhân người Pháp, quân kháng chiến Áo, lính Đức và xe tăng Mỹ đều chiến đấu để bảo vệ Lâu đài Itter ở Áo.
Năm 1943, Phát xít Đức biến lâu đài nhỏ này thành nhà tù dành cho những tù nhân “khét tiếng”, bao gồm các tướng lĩnh, vận động viên thể thao có tiếng và chính trị gia người Pháp.
Cuối Thế chiến II, lính Mỹ và lính Đức đã hợp tác với nhau trong một trận đánh duy nhất tại lâu đài Itter (Áo).
Đến ngày 4/5/1945, khi Phát xít Đức và quân đội đang trên bờ sụp đổ, quản ngục và lính canh của Lâu đài Itter đã nhanh chóng bỏ trốn.
Tù nhân sau đó chiếm được nhà tù, nhưng tự do vẫn chưa thể đến với họ. Lực lượng Waffen SS, đơn vị do tướng phát xít khét tiếng Heinrich Himler chỉ huy đã có kế hoạch chiếm lại lâu đài và xử tử toàn bộ các tù nhân.
Trong thời điểm đó, họ đã kêu gọi sự trợ giúp của lực lượng quân đội Mỹ gần đó, do thiếu úy John “Jack” Lee, cùng nhiều người thuộc quân kháng chiến, thậm chí là một vài binh lính Phát xít Đức để bảo vệ lâu đài trong đêm ngày mùng 4 và sáng ngày 5/5.
Trong trận chiến này có hai người hùng chủ chốt, đến từ hai lực lượng vốn đối đầu nhau trong suốt chiều dài cuộc chiến.
Người thứ nhất là Đại úy Jack Lee. Ông rất thông minh, táo bạo và nhanh trí. Ông lại là người rất phù hợp để bảo vệ lâu đài này trước đợt tấn công của SS.
Người thứ hai là Thiếu tá quân đội Đức Josef Gangl, người đã lập được nhiều chiến công trong cuộc chiến. Ngày nay ông được coi là một anh hùng chống Phát xít của quân Đức và quân Áo.
Theo một số thông tin, Đại úy Lee ngay lập tức nắm quyền chỉ huy toàn lực lượng để bảo vệ lâu đài, và đội quân hỗn tạp này đã chống lại một đội quân gồm 100 đến 150 lính SS của phát xít Đức.
Trận chiến kéo dài sáu tiếng đồng hồ, và quân SS đã phá hủy được chiếc xe tăng duy nhất của lực lượng phòng vệ lâu đài. Họ nhanh chóng bị áp đảo, đạn dược cũng trở nên ít dần. May thay, quân đội Mỹ đã kịp thời gọi cứu viện, và quân SS đã nhanh chóng tháo chạy khi quân chi viện đến.
Ước tính khoảng 100 lính SS đã bị bắt làm tù biinh. Tuy nhiên, Thiếu tá Gangl đã bị tử trận sau khi bị trúng đạn bắn tỉa. Thị trấn Worgl gần lâu đài sau đó đã đặt tên một con phố theo tên ông.
Đại úy Lee được nhận huân chương cao quý vì đã thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu. Trận chiến tại Lâu đài Itter đang được các đạo diễn xem xét để chuyển thể thành một bộ phim Hollywood.