Mỹ thừa nhận thất bại vụ thử bom siêu thanh AHW

Mỹ thừa nhận thất bại vụ thử bom siêu thanh AHW
TPO - Bộ tư lệnh lực lượng phòng thủ tên lửa và vũ trụ (SMDC) và Bộ Chỉ huy Hệ không quân (AFSC) của Mỹ, hôm 25/8, thừa nhận thất bại trong vụ thử nghiệm bom bay siêu thanh (Advanced Hypersonic Weapon – AHW: Vũ khí siêu thanh tiên tiến).

Hãng Lenta dẫn thông báo của các cơ quan SMDC và AFSC thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết, cuộc thử nghiệm đã thất bại. Đạn phát nổ ngay sau khi rời khỏi bệ phóng khoảng 4 giây.

Bộ Quốc phòng Mỹ không công bố thời gian vụ thử nghiệm trên, song cho biết, vụ diễn ra trên đảo Kodiak, ngoài khơi bờ biển phía nam của Alaska. Mục tiêu dự kiến nằm trên một trong các đảo san hô Kwajalein ở Thái Bình Dương.

Dự kiến, AHW sẽ bay tới mục tiêu ở khoảng cách 6200 km trong 30 phút.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Maureen Schumann cho biết, không ai bị thương trong vụ nổ, nhưng sự cố gây ra một số thiệt hại cho bệ phóng.

Bà Maureen Schumann nói, đây là lần thử nghiệm thứ hai của chương trình. Lần đầu tiên, nó được thực hiện vào tháng 11/2011 ở Hawaii và được đánh giá thành công.

Trên thực tế, AHW là một phần trong chương trình có tên Prompt Global Strike, với mục tiêu phát triển các loại vũ khí có khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong dưới 1 giờ đồng hồ.

Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ cho biết, đã có khoảng 240 triệu USD được rót vào chương trình này.

“Siêu thanh” là mốc tốc độ được xác định ở mức nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (768 dặm/h hay khoảng 1.229 km/h).

Nếu đây là thông tin chính xác, loại bom mới này của quân đội Mỹ có vận tốc bay ít nhất khoảng 3.800 dặm/h (hơn 6.000 km/h) và nó có khả năng tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên khắp thế giới trong vòng khoảng 1 tiếng đồng hồ, thậm chí ngắn hơn.

Theo Theo Lenta
MỚI - NÓNG
Tiến độ cao tốc Bắc - Nam 'tắc' vì thiếu đất
Tiến độ cao tốc Bắc - Nam 'tắc' vì thiếu đất
TP - Với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng những năm trở lại đây, khi triển khai đồng loạt cao tốc Bắc - Nam, các dự án lại xảy ra tình trạng khan hiếm đất, cát phục vụ thi công. Không ít dự án giao thông đang bị “kìm hãm, vùi lấp” tiến độ cũng do thiếu đất san nền. Rất khó hiểu khi khó khăn này phát sinh do thủ tục mang tính hành chính rườm rà.