Mỹ thừa nhận tham gia điều khiển hệ thống phòng không Patriot ở Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
Bộ trưởng Lục quân Mỹ nhấn mạnh việc triển khai hệ thống Patriot ở Ukraine là một bước quan trọng về mặt chiến lược vì chúng có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa một cách hiệu quả.
Mỹ thừa nhận tham gia điều khiển hệ thống phòng không Patriot ở Ukraine ảnh 1

Hệ thống phòng không Patriot khai hỏa. Ảnh: AP

Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth ngày 19/10 xác nhận hệ thống phòng không Patriot ở Ukraine do kíp trắc thủ của Mỹ điều khiển.

Những hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga.

Sự tham gia của quân nhân Mỹ đặt ra những câu hỏi về cái giá phải trả và hậu quả đối với chính nước này.

Bà Wormuth nhấn mạnh rằng, việc triển khai hệ thống Patriot ở Ukraine là một bước quan trọng về mặt chiến lược vì chúng có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, gánh nặng đổ lên vai quân đội Mỹ. Các hoạt động liên tục ở tuyến đầu không chỉ đòi hỏi chi phí tài chính đáng kể mà khiến đội ngũ vận hành các tổ hợp này bị quá tải.

Điều này khiến quân đội Mỹ rơi vào tình trạng căng thẳng, và về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng này.

Bà Wormouth cho hay việc duy trì hoạt động của các hệ thống công nghệ cao như vậy không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực mà còn phải liên tục hiện đại hóa chính các tổ hợp.

Câu hỏi đặt ra là Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ hoạt động của các hệ thống này ở Ukraine trong bao lâu mà không ảnh hưởng đến lợi ích của chính mình.

Theo TTXVN
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.