Ông chủ Lầu năm góc nói rằng đánh giá sâu rộng về sức mạnh hải quân của Mỹ mang tên “Tương lai phía trước” đã nêu ra một kế hoạch “thay đổi cuộc chơi” nhằm mở rộng lực lượng trên biển của Mỹ từ 293 tàu hiện nay lên 355 tàu.
Kế hoạch đòi hỏi mức đầu tư hàng chục tỷ đô la trong thời gian từ nay đến năm 2045, nhằm tạo nên sự ưu việt về sức mạnh trên biển so với hải quân Trung Quốc, lực lượng được coi là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.
“Hạm đội tương lai sẽ cân bằng hơn trong khả năng thể hiện sức mạnh sát thương từ trên không, trên biển và dưới biển”, ông Esper nói trong bài phát biểu tại hãng nghiên cứu Rand Corp ở California.
Kế hoạch mở rộng sẽ bổ sung thêm nhiều tàu nổi cỡ nhỏ, tàu ngầm, tàu nổi và tàu ngầm cỡ lớn có người lái hoặc tự động, cùng hàng loạt máy bay không người lái đi kèm tàu sân bay.
Mục tiêu của kế hoạch là tạo nên một lực lượng tàu chiến có năng lực sống sót tốt hơn trong những cuộc xung đột cường độ cao, để thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của Mỹ cũng như đạt được năng lực tấn công chính xác từ khoảng cách rất xa, ông Esper cho biết.
Ông thông báo các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành đối với Sea Hunter, loại máy bay không người lái cỡ nhỏ và linh hoạt, có khả năng khảo sát tự động trên biển để phát hiện tàu ngầm của đối thủ trong mỗi chu kỳ lên đến hơn 2 tháng.
“Những nỗ lực đó là bước đi tiếp theo để hiện thực hóa hạm đội tương lai của chúng ta, trong đó các hệ thống không người lái sẽ thực hiện nhiều chức năng trên chiến trường, từ tấn công đến thả mìn, tái nạp hoặc khảo sát kẻ thù. Đây sẽ là sự thay đổi lớn về cách chúng ta tiến hành chiến tranh trên biển trong những năm tới”, ông Esper nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại rằng Trung Quốc là mối an ninh hàng đầu của Mỹ và rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là “vùng ưu tiên” đối với quân đội Mỹ.
“Khu vực này không chỉ quan trọng vì là trung tâm của thương mại toàn cầu mà còn là trung tâm của cạnh tranh quyền lực nước lớn với Trung Quốc”, ông Esper nói.
Một báo cáo của Lầu Năm góc công bố đầu tháng này nói rằng Bắc Kinh đang sở hữu đội tàu hải quân lớn nhất thế giới, với 350 tàu nổi và tàu chìm. Nhưng ông Esper nhấn mạnh rằng hải quân Trung Quốc vẫn theo sau về sức mạnh và năng lực.
“Ngay cả khi chúng ta dừng chế tạo tàu mới thì Trung Quốc cũng phải mất nhiều năm với theo kịp năng lực của chúng ta trên biển cả”, ông Esper nói.
Ông cũng cho biết việc thực hiện mục tiêu có 355 tàu khiến hải quân phải tiêu tốn nhiều hơn ngân sách của Lầu Năm góc, nhưng Mỹ đang đầu tư nhiều nguồn lự chơn vào việc mở rộng và hiện đại hóa các xưởng tàu, trong khi Trung Quốc đang có lợi thế rõ ràng.