Phát biểu tại cuộc họp được chính phủ Mỹ lần đầu tổ chức về chủ đề trí tuệ nhân tạo, Krazius nói: “Chính quyền Liên bang sẽ cố gắng hết sức để các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ được tự do nghiên cứu phát triển những phát minh vĩ đại thế hệ mới”
Các công ty và chuyên gia cho rằng, trên lĩnh vực đời tư và an ninh mạng, trí tuệ nhân tạo đang gây ra những lo ngại về vấn đề đạo đức. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo tương lai sẽ buộc con người bị “sa thải” ở một số lĩnh vực.
Krazius cho rằng, khó có thể tránh khỏi những ảnh hưởng trong công việc bởi trí tuệ nhân tạo, nhưng hi vọng “thị trường cuối cùng sẽ giải quyết được mâu thuẫn này”.
Nhà Trắng cho biết sẽ thành lập một Ủy ban quản lý các vấn đề liên quan trí tuệ nhân tạo. Thành viên bao gồm các chuyên viên nghiên cứu cao cấp trong chính phủ, nhằm tìm kiếm các dự án nghiên cứu và điều phối hoạt động đầu tư cấp nhà nước.
“Trí tuệ nhân tạo đòi hỏi sự nỗ lực của cả chính quyền, giới trí thức lẫn doanh nghiệp”-Krazius nói-“liên bang sẽ không can thiệp vào lĩnh vực tư nhân, ngược lại sẽ rót vốn và cho phép tự do phát triển”.
Tham dự cuộc họp có đại diện của hơn 30 công ty, trong đó có các công ty lớn như Google, Facebook, Ford… và các cơ quan chính phủ bao gồm cả Lầu Năm Góc.
Hiện tại, một số cơ quan liên bang ở Mỹ đã áp dụng trí thông minh nhân tạo. Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ đang nghiên cứu ứng dụng robot nhằm cải tiến phương pháp sàng lọc và điều trị ung thư.