Mười lăm ngày nữa mới thông đường lên núi Cấm

Mười lăm ngày nữa mới thông đường lên núi Cấm
TP - Gần một tuần qua, kể từ khi xảy ra vụ sạt lở đá làm 6 người chết, hai người bị trọng thương (5-5), con đường lên núi Cấm dài hơn 6 km đã được UBND tỉnh An Giang ra lệnh tuyệt đối cấm người dân qua lại.

> Đá lăn do phá núi mở đường?

Mọi hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa đều phải qua các con đường tắt, len lỏi trong rừng, dốc đá cheo leo. Khách du lịch hành hương cũng đi theo lối này.

Chủ tịch UBND xã An Hảo, ông Phan Anh Tài, cho biết: Mấy ngày đầu, giá gạo trên núi có sự biến động, chênh lệch khoảng 8 ngàn đồng, giá xăng 35 ngàn đồng mỗi lít.

Ngay sau đó, xã tổ chức lực lượng công an và quân sự xã đưa gạo, xăng dầu lên phục vụ cho người dân với giá bình ổn 12 ngàn đồng.

Tuy nhiên, sức mua cũng không đáng kể, bình quân mỗi ngày tiêu thụ vài trăm cân gạo.“Trên núi, không có doanh nghiệp sản xuất chế biến nào, nhưng có tới 60% người dân sống bằng các dịch vụ du lịch.

Với việc tắc đường như thế này, việc kinh doanh ế ẩm, đời sống người dân khó khăn”, ông Tài nói. Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, chỉ có nước đá là tăng mạnh nhất, gấp gần ba lần.

Bình thường một cây nước đá giá 48.000 đồng, nay tăng lên 120.000 đồng. Các mặt hàng như rau, thịt, cá, mắm muối tăng không đáng kể. Khu vực núi Cấm hiện có khoảng 3.300 dân.

Có 3 con đường mòn để đi bộ và vận chuyển hàng hóa lên núi là đường chùa Phật Lớn, đường chùa Phật Nhỏ và đường suối Thanh Long, mỗi con đường có độ dài và dốc núi từ 4-5 km, đi bộ mất 2,5 giờ đến 3 giờ mới tới đỉnh núi.

Có mặt tại hiện trường vụ tai nạn ngày 10-5, ông Ngô Hoàng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, nói: “Chúng tôi đang chỉ đạo tăng cường lực lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công, công nhân làm cả ngày chủ nhật.

Tắc đường, người dân vận chuyển hàng hóa lên núi Cấm theo đường rừng
Tắc đường, người dân vận chuyển hàng hóa lên núi Cấm theo đường rừng.

Phải sớm khơi thông con đường để ngươi dân đi lại và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nông sản của người dân sản xuất trên núi như: dâu, mảng cầu, xoài, mít.

Trong ngày mai (11-5) sẽ tăng cường thêm một tổ y tế lưu động lên núi phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân. Hai điểm trường cấp I và II trên núi vẫn học bình thường. T

hầy cô được bố trí ăn ở trên núi”. Ông Nguyễn Hữu Duẩn, Giám đốc Cty TNHH Hữu Duẩn, đơn vị thi công khắc phục hiện trường sạt lở, cho biết: Mấy ngày qua, trời mưa nên công việc bị chậm; Cty đang dọn dẹp phần trên đỉnh núi, cách mặt đường khoảng 600m, nơi hòn đá hàng trăm tấn lăn xuống.

Đồng thời rà soát, phá vỡ những tảng đá có nguy cơ tiếp tục rơi xuống mặt đường tại vị trí này. “Làm khẩn trương cũng phải khoảng 15 ngày nữa mới có thể thông đường lên núi”, ông Duẩn nói.

Tuy nhiên việc có cho người dân tự do đi lại qua đường chính hay không phải chờ lệnh của UBND tỉnh, bởi hiện có rất nhiều tảng đá lớn treo lơ lửng trên núi có nguy cơ rơi xuống mặt đường bất kỳ lúc nào.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.