Mừng ít, lo nhiều

Mừng ít, lo nhiều
Kể từ 1/1/2012, thuế nhập khẩu (NK) của các sản phẩm điện, điện tử đồng loạt chỉ còn 0%. Tương tự, cũng từ năm 2012 thuế NK các sản phẩm như ti vi, máy lạnh, máy giặt từ các nước còn khoảng 25% (giảm so với mức từ 40 - 50% khi Việt Nam mới gia nhập WTO).

Mừng ít, lo nhiều

Kể từ 1/1/2012, thuế nhập khẩu (NK) của các sản phẩm điện, điện tử đồng loạt chỉ còn 0%. Tương tự, cũng từ năm 2012 thuế NK các sản phẩm như ti vi, máy lạnh, máy giặt từ các nước còn khoảng 25% (giảm so với mức từ 40 - 50% khi Việt Nam mới gia nhập WTO).

Thuế giảm, đồng nghĩa với việc nhiều mặt hàng sẽ có những mức giá sàn sàn giống nhau dù mua ở bất cứ quốc gia nào. Một chiếc laptop tại Singapore cũng bằng giá bán ở Việt Nam. Đó là tín hiệu mừng, vì người tiêu dùng có lợi do giá nhiều mặt hàng sẽ tiếp tục giảm. Đồng thời, người Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận nhanh hơn, nhiều hơn với các sản phẩm mới, hiện đại như nhiều thị trường khác do các doanh nghiệp mạnh dạn đưa nhập về nhờ thuế NK giảm xuống.

Mừng ít, lo nhiều ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Tuy nhiên, mừng thì ít mà lo thì nhiều. Trên thực tế, đón trước việc thực hiện lộ trình giảm thuế, hàng loạt liên doanh lắp ráp điện, điện tử và một số ngành hàng khác rút dần khỏi sản xuất, lắp ráp chuyển sang nhập khẩu. Điều này, không chỉ khiến năng lực sản xuất của nhiều ngành hàng trong nước đã đuối lại càng đuối hơn và khiến nhập siêu tăng cao.

Sau sự kiện Sony ngưng lắp ráp năm 2008, đến nay cũng ghi nhận nhiều tên tuổi lớn cũng quyết định ngừng sản xuất ở Việt Nam để chuyển sang nhập khẩu. Điều đó lý giải một phần nguyên nhân mặc dù đề ra nhiều giải pháp tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu nhưng nhập siêu 7 tháng năm 2011 vẫn là 6,64 tỉ USD, bằng 12,9% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Câu chuyện các doanh nghiệp bỏ sản xuất và quay sang NK sản phẩm, đặc biệt trong ngành điện tử đã diễn ra vài năm qua. Hệ quả là giảm công ăn việc làm, góp phần làm tăng nhập siêu. Tuy nhiên, dù đã có cảnh báo nhưng các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong nước vẫn chậm trong việc xây dựng kế hoạch để tận dụng cơ hội thúc đẩy phát triển công nghiệp trong nước.

Nhanh chóng có một chương trình tổng thể để tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển từ gia công sang sản xuất. Đặc biệt, phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đồng thời phải có sự lựa chọn trong việc thu hút đầu tư FDI chuyện không dễ nhưng cũng không quá khó nếu có quyết tâm.

Theo Thế Dương
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG