Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ suýt chìm ra sao?

Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ suýt chìm ra sao?
TPO - Đó chắc chắn là một thảm họa hạt nhân. Và cho dù các tàu sân bay Mỹ được khoe là “không thể chìm”, nhưng từng có một sự vụ mà một tàu như thế suýt chìm hẳn và chỉ chút xíu nữa là một thảm họa hạt nhân đã xảy ra.

Năm 2005, tàu ngầm tấn công USS San Francisco (SSN-711) đâm vào một ngọn núi ngầm trong lòng biển thuộc khu vực Micronesia và suýt bị chìm. Cho đến gần đây, một tàu quét mìn mới kéo được tàu này về neo đậu tại một dải đá ở biển Đông.

Sự kiện tương tự như thế, kỳ lạ thay, từng xảy ra đối với một trong những con tàu chiến hùng mạnh nhất thế giới khi nó đâm  vào một đảo chìm chỉ cách thành phố San Diego, Mỹ chưa đầy 200km, theo bài trên National Interest.

Đó là tàu sân bay USS  Enterprise. Nó đụng phải bãi đá ngầm Cortes (thực ra là một đảo đá nhưng phần nổi rất ít) vào ngày 2/11/1985. Con tàu và phi đội máy bay của nó đang tiến hành các bài tập sẵn sàng chiến đấu ngoài khơi San Diego, nơi đặt tổng hành dinh của hải quân Mỹ. Chỉ huy tàu, thuyền trưởng Robert L. Leuschner Jr. không vui với kết quả luyện tập.

Hoạt động sẵn sàng chiến đấu bao gồm các cuộc không kích giả lập với các mục tiêu có hệ thống phòng thủ, và con tàu sân bay cần phải đi theo hướng gió để giúp các máy bay cất và hạ cánh nhanh chóng. Hoa tiêu đã cảnh báo thuyền trưởng về chuyện con tàu đang đến gần dải đá ngầm Cortes và đề nghị chuyển hướng. Lúc đó thuyền trưởng Leuschner bị sao lãng bởi báo cáo sai lầm từ một xạ thủ dưới boong tàu.

Trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, khi liên lạc và nhận thức bị đình trệ, không ai nhận thấy con tàu khổng lồ đang tiến tới bờ đá ngầm.

Tác động của một vật thể dài gần 400m được vận hành bởi sức mạnh của một lò phản ứng hạt nhân với  một bãi đá ngầm dài 20km khi chúng đụng phải nhau là cực kỳ kinh khủng. Dải đá ngầm đã tạo ra một vết cắt dài hơn 30m bên hông tàu USS Enterprise vốn được gia cố để chống chịu ngư lôi của đối phương. Ba trong bốn chân vịt khổng lồ của con tàu vỡ tan tành.

Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ suýt chìm ra sao? ảnh 1 USS Enterprise

Tuy nhiên, con tàu vẫn không bị chìm. Các thủy thủ đã lấy lại thăng bằng cho tàu bằng cách bơm nước vào làm đối trọng. Sau đó, điều hiếm khi xảy ra đã diễn ra: các binh sỹ thủy quân lục chiến trên tàu đã phải đứng gác đề phòng cá mập trong khi thợ lặn lặn xuống xem xét thiệt hại.

Nếu sự mất tập trung và hiểu sai trong liên lạc đưa thuyền trưởng Leuschner và tàu USS Enterprise vào rắc rối thì sự chuẩn bị trước cho những sự cố của thủy thủ đoàn đã giúp họ thoát khỏi nguy hiểm nhanh chóng, có trật tự.

Nhưng như đã nói ở trên, dù sự việc xảy ra năm 1985, là bài học lớn cho hải quân Mỹ, nhưng đến năm 2005, tàu ngầm USS San Francisco lại lặp lại sự cố tương tự.

USS Enterprise là con tàu từng tham chiến trong chiến tranh Việt Nam, là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Mỹ. Sau khi tàu gặp tai nạn, hải quân Mỹ đã phải chi ra 17 triệu USD để sửa chữa. Ngày 27/1/1986, hạm trưởng Robert L. Leuschner Jr. bị tước quyền chỉ huy và tàu USS Enterprise có thuyền trưởng mới, Robert J. Spane.

Được biên chế vào hải quân Mỹ từ năm 1961, lớp tàu Enterprise theo kế hoạch gồm 6 chiếc nhưng cuối cùng chỉ có một chiếc được hoàn tất và đi vào hoạt động. Nghỉ hưu vào năm 2012, tính ra, tàu USS Enterprise đã hoạt động 51 năm trên các đại dương và có mặt ở rất nhiều điểm nóng.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.