Mỗi quận, huyện Đà Nẵng có ít nhất một điểm bán thịt heo bình ổn giá Tết

Do tâm lý tiêu dùng, người dân chỉ chuộng thịt heo đưa ra chợ trực tiếp sau khi giết mổ. Ảnh: T.T.
Do tâm lý tiêu dùng, người dân chỉ chuộng thịt heo đưa ra chợ trực tiếp sau khi giết mổ. Ảnh: T.T.
TPO - Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh đã yêu cầu như vậy sau cuộc họp về việc đảm bảo cung cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán, trong đó mặt hàng thịt heo được đặc biệt chú trọng.

Sở Công thương Đà Nẵng cho hay, mỗi ngày thành phố tiêu thụ hơn 70 tấn thịt heo. Cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung Đà Sơn cung ứng ra thị trường hơn 1.200 con/ngày. Ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng nhìn nhận việc thiếu thịt thực chất là thiếu thịt “nóng” (heo giết mổ xong đưa trực tiếp đến chợ, siêu thị), và chỉ thiếu trong dịp Tết, còn tổng nguồn cung vẫn đảm bảo. Bởi trên thị trường còn có nguồn thịt “mát” (thịt cấp đông). Tuy nhiên do tâm lý tiêu dùng, nên người dân không ưa chuộng loại thịt này dù vẫn đảm bảo chất lượng.

Đại diện siêu thị Mega Market, Big C, Coopmart cho biết đã có kế hoạch dự trữ và cung ứng đủ thịt heo “mát” phục vụ dịp Tết. Chỉ tùy thuộc vào ý thức lựa chọn thực phẩm của người dân.  

Sở Công thương nhận định, sau 25/12 âm lịch, nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ lên gần 2.000 con/ngày. Để đáp ứng nhu cầu thịt “nóng”, Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh yêu cầu Sở Công Thương có kế hoạch tăng điểm bán bình ổn giá thịt heo trong những ngày giáp Tết. Cụ thể, dự kiến sẽ có từ 15 – 20 điểm bán thịt heo bình ổn giá, với khoảng 15 – 18 tấn/ngày. Đảm bảo mỗi quận, huyện phải có ít nhất từ 1 đến 2 điểm. Riêng khu dân cư thu nhập thấp thì giá bán phải ít hơn 5.000/kg.

Ông Minh cũng yêu cầu các đơn vị cung cấp và phân phối thịt heo chính trên địa bàn công khai thời gian, địa điểm, sản lượng bán bình ổn giá để người dân được biết.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.