Mời doanh nghiệp Nhật mua nợ xấu Việt Nam

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình mong muốn Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản mời các doanh nghiệp nước này tham gia mua nợ xấu của Việt Nam.

Ngày 6/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và ông Ryutaro Hatanaka, Chủ tịch Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản (JFSA) đã ký kết thư trao đổi hợp tác giữa hai bên. Theo đó, JFSA sẽ tích cực, chủ động cung cấp chuyên gia cho nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật khác nhau cho Ngân hàng Nhà nước.

Tại buổi làm việc trước đó với ông Ryutaro Hatanaka và đoàn công tác của JFSA, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã bày tỏ mong muốn JFSA mời các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia mua nợ xấu của Việt Nam. Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đây là một nội dung quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Hiện tại, JFSA đã ra sáng kiến lập Trung tâm đối tác tài chính châu Á, đóng vai trò nền tảng cho việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các Cơ quan quản lý tài chính châu Á. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong những cơ quan đầu tiên được JFSA mời tham gia sáng kiến.

* 2 ngân hàng được cho vay vượt trần

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn cho phép Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cấp tín dụng vượt hạn mức vốn tự có với một số doanh nghiệp, tổng công ty. Theo đó, Vietinbank được cho vay vượt 25% vốn tự có đối với Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Tổng công ty khí Việt Nam (PVGas), Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) và người có liên quan.

Tương tự, Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP), Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) cùng người có liên quan sẽ được vay vượt hạn mức 25% vốn tự có của Vietcombank.

Việc cấp tín dụng vượt giới hạn này được áp dụng trong các trường hợp nhằm bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động, sản xuất, kinh doanh phục vụ các nhiệm vụ kinh tế -= xã hội. Ngoài Vietinbank, Vietcombank, từ đầu năm 2014, nhiều ngân hàng đã được phê duyệt phương án cho vay vượt "trần" nhằm mục địch này như Sài Gòn Hà Nội (SHB), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), 

Theo Theo Sài Gòn Giải phóng/ VnExpress
MỚI - NÓNG