Ngày nay, nhu cầu lựa chọn biện pháp tránh thai hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài bao cao su luôn được coi là biện pháp tránh thai đặc biệt tốt vì có thêm công dụng phòng bệnh lây qua đường tình dục và thuốc uống hàng ngày, chị em phụ nữ ngày càng trở nên thân thiết hơn với miếng dán tránh thai.
Với kích thước nhỏ gọn, chỉ cần dễ dàng dán lên da là chị em đã có thể yên tâm trong những "cuộc vui". Tuy nhiên, cũng như bất kì nào, dùng miếng dán tránh thai cũng có tính 2 mặt và chỉ thực sự hiệu quả khi bạn hiểu đúng về nó.
Vậy bạn đã hiểu đúng về biện pháp dùng miếng dán tránh thai hay chưa?
1. Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai là gì?
Thuốc ngấm qua da, sau đó lượng thuốc thấm vào máu và phát huy tác dụng, ngăn cản sự rụng trứng ở người phụ nữ.
2. Một miếng dán tránh thai có hiệu quả trong bao lâu?
1 tuần
3. Dán miếng dán tránh thai lúc nào là thì hiệu quả?
Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần
4. Khi dùng miếng dán tránh thai có cần dùng thêm biện pháp ngừa thai nào nữa không?
Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.
5. Miếng dán tránh thai được dán vào đâu?
Dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay...
6. Những ai không nên dùng miếng dán tránh thai?
Phụ nữ bị bệnh mạn tính như: bệnh về tim mạch, bướu cổ, tăng huyết áp, hoặc có khối u, đái tháo đường...
7. Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai?
Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng.