McDonald, Viettel và biểu tượng quốc gia ở nước ngoài

McDonald, Viettel và biểu tượng quốc gia ở nước ngoài
Hình ảnh một chàng trai người Việt kéo cuộn dây cáp trên sa mạc Peru; người đại diện liên doanh của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới tốt nhất thế giới... được chia sẻ khá giản dị trên cuốn nội san Viettel, như là chuyện hằng ngày.

McDonald, Viettel và biểu tượng quốc gia ở nước ngoài

> Viettel chính thức phân phối smartphone OPPO

> Viettel - Con đường thành công không trải hoa hồng 

Hình ảnh một chàng trai người Việt kéo cuộn dây cáp trên sa mạc Peru; người đại diện liên doanh của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới tốt nhất thế giới... được chia sẻ khá giản dị trên cuốn nội san Viettel, như là chuyện hằng ngày.

Đại diện Movitel (công ty con của Viettel tại Mozambique) nhận giải “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn châu Phi” 2012. Ảnh VGP
Đại diện Movitel (công ty con của Viettel tại Mozambique) nhận giải “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn châu Phi” 2012. Ảnh VGP.
 

Hình ảnh một chàng trai người Việt kéo mạnh cuộn dây cáp trên sa mạc La Libertad của Peru; câu chuyện người đại diện liên doanh của Viettel tại Lào lên bục nhận giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới tốt nhất thế giới hay cách mà một người dân ở Campuchia mang đến tặng cửa hàng Viettel một rổ dế chiên giòn để cám ơn… được chia sẻ khá giản dị trên cuốn nội san Viettel, như là chuyện hằng ngày vậy. Nhưng người ngoài đọc lại thấy, dường như đó chính là một trong những mảnh ghép của bức tranh ngoại giao kinh tế mà Việt Nam đang theo đuổi.

Con đường chẳng mấy ai đi

Mấy năm trước, câu chuyện cửa miệng của dân kinh doanh là “giương buồm ra biển lớn” với những khát vọng mãnh liệt của thời toàn cầu hóa. Thế nhưng, bão tố phong ba, thậm chí có người còn gọi là cuồng phong, của suy thoái kinh tế toàn cầu đã buộc hầu hết mọi người tạm gác lại giấc mơ này để chạy lo cơm áo.

Lúc đó, câu chuyện của các nhân viên Viettel viết trong nội san của họ thì lại có phần phấn khởi hơn: “Đâu có việc thì ta cứ đi!” Họ kể về những chuyến đi công tác qua đèo cao, vực sâu, sa mạc nóng cháy ở những xứ kém phát triển hơn Việt Nam nhưng lại có màu sắc tươi sáng như những chuyến dã ngoại của dân du lịch đi khám phá những vùng đất mới.

Anh nhân viên trẻ tên Hải chia sẻ trên blog Viettel: “Em xin đi Campuchia vì trước đây bố em công tác bên đấy. Thật là phấn khích và có chút lo sợ vì chẳng biết mấy chữ tiếng Anh, bố chỉ còn nhớ vài từ tiếng Khmer thôi. Nhưng đi thì thích, vì ai muốn đi cũng phải được huấn luyện kỹ về văn hóa, ứng xử như thế nào với xứ bạn”.

Hải công tác ở Campuchia đúng vào giai đoạn nhạy cảm giữa Campuchia và Thái Lan khi tranh chấp ngôi đền cổ Preah Vihear leo thang căng thẳng. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Campuchia yêu cầu Viettel Campuchia hỗ trợ xây dựng khẩn cấp một trạm phát sóng tại khu vực này – vốn là một vách núi cheo leo đến mức người thường không thể đi bộ lên đỉnh được.Vậy mà Hải cùng những cộng sự của mình xắn tay áo, đeo ba lô lính và ôm từng đoạn cọc, tải từng cuộn cáp để trong một tuần là thông suốt toàn bộ chuyện liên lạc trực tiếp giữa chính phủ Trung ương và vùng biên giới này để có chỉ đạo kịp thời.

Giờ thì Hải đã chuyển công tác sang Haiti khi vừa nói thông thạo tiếng Khmer và chưa kịp có bạn gái. Anh kể: “Đi cũng hơi tiếc, nhưng mình vẫn xung phong thôi”. Anh bảo nhớ xem tờ báo của xứ bạn để biết việc Thủ tướng Campuchia khen, đại ý: Mạng 097 của Viettel giờ phủ sóng khắp rồi, tôi khuyên nên sử dụng 097 không phải vì thiên vị mà vì thấy tốt thì khuyên dùng thôi…

Chuyện của Hải ở Viettel nhiều người biết vì anh chàng gốc miền Trung này rất thích viết bài cho blog và nội san “Người Viettel”. Anh cũng liến thoắng kể chuyện về một người bạn thân đang ở Lào để thực hiện chương trình kết nối Internet miễn phí cho gần 1.000 trường học và cơ sở giáo dục, hỗ trợ triển khai hệ thống cầu truyền hình cho Bộ Quốc phòng Lào…

Tại Haiti, Viettel đã làm nên điều kỳ diệu khi hồi sinh hạ tầng viễn thông của quốc gia này sau trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử khiến gần nửa triệu người thiệt mạng. Ảnh VGP
Tại Haiti, Viettel đã làm nên điều kỳ diệu khi hồi sinh hạ tầng viễn thông của quốc gia này sau trận động đất kinh hoàng nhất lịch sử khiến gần nửa triệu người thiệt mạng. Ảnh VGP.
 

Những bến bờ xa

Từ nửa vòng Trái đất, thỉnh thoảng những mẩu chuyện nhỏ từ Haiti, từ Peru hay Mozambique được gửi về làm quà. Chuyện đàn ông ở xứ châu Mỹ La tinh không bao giờ chịu vào bếp nấu nướng nên hết sức ngạc nhiên khi thấy các chàng Việt Nam vẫn nhiệt tình nấu nấu nướng nướng để đãi khách. Chuyện ở Haiti giá tôm hùm rẻ kinh khủng, chỉ cần chưa đến 100.000 đồng tiền Việt là tha hồ ăn. Rồi chuyện đi thuyết phục nông dân trở thành đại lý bán simcard lưu động trong những lúc nông nhàn trong dự án hỗ trợ nông dân cùng Viettel làm giàu cùng với chiến lược ưu tiên phát triển bền vững của Tập đoàn.

Nửa vòng Trái đất từ Việt Nam là châu Phi và châu Mỹ La tinh xa tít tắp, nhưng những chú lính chì vẫn miệt mài tô đậm những vùng đã hoàn tất phủ sóng trên bản đồ các quốc gia. “Chúng tôi lúc đầu rất ngạc nhiên vì Viettel cương quyết phải phủ sóng mọi nơi, kể cả các vùng biên giới thưa thớt dân cư hay các xã miền núi đâu có bao nhiêu người dùng. Nhưng Viettel nói đã cam kết phải phủ sóng hết, tức là phải phủ sóng hết, làm một năm chưa xong thì hai năm, hai năm chưa xong thì ba năm chắc chắn phải xong”, anh Sergio Simital, nhân viên của Viettel tại Mozambique kể trong chuyến sang Việt Nam dự khóa đào tạo hồi giữa năm.

Anh cũng không biết chính xác con số những người lao động ở xứ anh đang làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho Viettel là bao nhiêu, bởi: “Nhiều việc lắm. Bán sim thì đã xã hội hóa rồi, còn lại là điểm bán, nhân viên kéo cáp, trông coi các nhà trạm...” Một thống kê sơ bộ của Viettel cho biết là có khoảng 80.000 người lao động của các nước có Viettel đầu tư được tạo công ăn việc làm.

Một phần biểu tượng của Việt Nam

Chuyện của những người trực tiếp xây trạm, kéo cáp, bán sim là vậy. Còn chuyện của những người thủ lĩnh trong phòng chỉ huy lại càng hấp dẫn hơn. Làm thế nào để một doanh nghiệp của quân đội có thể nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của nước bạn? Làm thế nào để thông qua việc kinh doanh tạo được sự gắn kết chặt chẽ hơn với quân đội và chính quyền các quốc gia này? Làm thế nào để Viettel là gạch nối cho các giao lưu mạnh mẽ hơn về kinh tế, văn hóa, xã hội? Lời giải được đưa ra đơn giản mà thuyết phục: Chất lượng dịch vụ của Viettel và những đóng góp cụ thể của Viettel trong việc phát triển địa phương, đặc biệt là hạ tầng viễn thông quân đội địa phương đó. Có lẽ, đây chính là lý do mà Thủ tướng nước Cộng hòa Haiti chính thức thông qua Viettel để đến thăm Việt Nam, mở ra một không gian mới của việc hợp tác song phương.

Các nhà nghiên cứu kinh tế thế giới hay có câu nói nửa đùa nửa thật: Quốc gia nào có bán thức ăn nhanh McDonald thì đã đặt một chân trong hàng ngũ “thân hữu” với Mỹ, vì thương hiệu này giống như một biểu tượng văn hóa, kinh tế của Mỹ, một nhà ngoại giao kinh tế thực thụ. Chuyện đó đã bắt đầu ứng với trường hợp của Viettel mà giới marketing hay gọi là “một phần biểu tượng của Việt Nam”.

Vì sao chỉ là một phần? Là vì Viettel còn đang tiếp tục mang những cái hay, cái đẹp, cái ngon của Việt Nam kèm với con đường viễn thông mà mình đã tạo ra. Nói như nhà hoạch định chiến luợc Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Viettel: “Con đường vươn ra thế giới còn dài và cũng phức tạp. Chúng tôi đang đặt cho từng người trong tập đoàn những những yêu cầu cao nhất, khó khăn nhất để gắng sức vượt qua nhằm vươn xa hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên bản đồ thế giới”.

Theo Nguyễn Thành
Chinhphu.vn

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.