MC Anh Quân: “Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”

MC Anh Quân: “Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”
TP - Sài Gòn đang vào xuân, khắp phố phường ngập tràn nắng ấm. Gió cứ mơn man thổi làm tóc những cô nàng đỏm dáng bay bay. Tết chưa đến mà không khí chộn rộn nôn nao cứ tỏa ra trong từng hàng cây góc phố. Tự dưng ngay giữa cái ấm áp phương Nam đặc trưng này, tôi lại thèm nhớ cái rét căm của Hà Nội.

Mùa này sương trắng giăng trên bờ hồ Gươm, những hàng cây trên đường Thanh Niên trụi lá, các bác già hẳn vẫn ngồi uống trà nóng và kể chuyện đời xưa, những cô bạn cứ xuýt xoa lạnh rồi lại quấn khăn dung dăng đi lượn phố cổ, và mẹ chắc lại chốc chốc thở dài bữa cơm chiều nay toàn món Quân thích, phải chi nó về... Chao ôi là nhớ!!!

Nếu không bận quay hình, đi show, bao nhiêu cái hẹn với bạn bè, có lẽ tôi đã muốn bay về nhà ngay lập tức. Giữa bao nhiêu cao lương mĩ vị, bỗng thèm một sáng trời lạnh được ăn một bữa cơm nhà mẹ nấu, lúc nào cũng có trứng tráng, bát canh cua và cà pháo, nhất là đĩa cải chua tươi giòn sần sật mẹ tự muối theo cách truyền thống, ngâm chấm nước mắm sống, ngon và nhớ suốt cả đời người.

Có thể nói cuộc đời là sự đẩy đưa của chữ duyên. Có ai ngờ chàng trai học Quan hệ Quốc tế năm đó, được cả gia đình đinh ninh sẽ thành một anh công chức làm việc ở cơ quan ngoại giao, lĩnh lương, ổn định, sống cuộc đời êm đềm nhàn hạ, giờ đây đã sống và làm việc ở một nơi cách xa nghìn cây số, với một ngành nghề hoàn toàn khác biệt. Lúc còn là sinh viên, những lần cầm micro trước bạn bè, thầy cô, đến khi đứng trước những đám đông lớn hơn, đã đưa đẩy Quân đến với nghề MC, và rồi như số phận, tôi Nam tiến dự thi “Người dẫn chương trình truyền hình”, rồi từ đó gắn bó với nghề như là sự sắp đặt của định mệnh.

Nhưng chưa bao giờ tôi hối tiếc những quyết định của ngày đó, ngược lại, tôi cảm ơn tổ nghiệp đã cho mình cơ hội được làm công việc yêu thích, được học thêm bao nhiêu điều, gặp bao bạn mới, thử thách mình trong nhiều hoàn cảnh. Sài Gòn là một thành phố kì diệu, gần mà xa, quen mà lạ, nơi có thể ôm hết vào lòng mọi người con xa quê, tạo cho họ môi trường công việc, bè bạn, sự chia sẻ, niềm vui, nhưng đồng thời cũng khẽ khàng gọi tên nỗi cô đơn cho những ai trót nhạy cảm với đời. Lắm khi, chỉ là những hôm về nhà mà thèm quắt quay một bữa cơm bên bếp ấm.

Niềm an ủi khi đó của tôi chính là tự tay pha bát mì gói nóng thơm, nghi ngút khói, nếm nước súp đậm vị bò hầm, nhai miếng cải chua tươi giòn sần sật, gợi bữa cơm quê nhà quen thuộc, bật đĩa lên nghe giai điệu bài hát cũ về Hà Nội thân thương: “Tôi mong về Hà Nội, để nghe gió sông Hồng thổi, để thương áo len cài vội, một chiều đông rét mướt...”.

Rồi thì không để mình ủy mị lâu, sẽ lại ngó ra Sài Gòn đêm lung linh màu, hít một hơi thật sâu làn gió đêm mát rượi, giấu đi chút yếu lòng của gã trai xa quê, lại xốc tinh thần mình dậy, đọc kịch bản xong đi ngủ, mai lại bắt đầu một ngày làm việc mới.

Mỗi bận về Hà Nội, dăm bạn bè trách hờn Sài Gòn phồn hoa đô hội chắc quyến rũ Quân luôn rồi chứ gì, mình cười không thừa nhận không phản đối. Chỉ thẳm sâu trong lòng mới biết:

“Giang hồ ta chỉ là giang hồ vặt

Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà”

Dù ở Sài Gòn hay đi công tác, du lịch xa nhà, Quân đều mang theo bảo bối... mì gói để “giải cứu” vị giác. Phải nói đúng là sau khi kết thúc buổi làm việc hoặc lúc xa nhà mới thấy mì gói quý giá còn hơn tất thảy cao lương mỹ vị, Quân chỉ cần xin ít nước sôi, chế tô mì chua thanh, đậm đà, nóng sốt, ngồi húp xì xụp là bao mệt mỏi tan biến liền. Nói thì dễ nhưng việc chọn mì ăn liền cũng không đơn giản đâu, Quân “kén” lắm, có lẽ một phần do đặc thù công việc.

Quân thường chỉ chọn loại mì có giá trị dinh dưỡng bổ sung rau tươi, đặc biệt là cải chua thật 100%, không phải cải sấy khô đổ nước sôi nở ra, vô vị, khô khốc mà là cải chua tươi, phối trộn gia vị, tỏi ớt, đóng gói chân không theo phương thức rất sáng tạo, tươi giòn sần sật, hoàn toàn “nguyên bản” như REEVA Bò Hầm Cải Chua. Loại mì bò hầm với cải chua đậm chất Việt Nam và thoảng vị Bắc quê nhà này khiến Quân rất ghiền.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.