Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao?

Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao?
TPO - Sau khi cơ quan chức năng khởi tố, bắt 7 cán bộ, nhân viên liên quan đến việc mua máy xét nghiệm COVID-19 đội giá hàng tỷ đồng tại CDC Hà Nội khiến ngành y tế “dậy sóng”.

Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TPHCM chia sẻ góc nhìn của mình với bạn đọc Tiền Phong về vấn đề này. Theo luật sư Chánh chuyện có hay không việc nâng giá khiến một chủng máy, một model, cấu hình giống nhau nhưng nơi này mua cao nơi kia mua thấp, sẽ được cơ quan chức năng làm rõ. Tạm xin phép bỏ qua vấn đề tiêu cực trong mua sắm, về “loạn giá” hệ thống máy xét nghiệm PCR COVID-19” hiện nay, tôi có những quan điểm sau:

Hiện nay, đa phần người dân đều từng mua, sắm máy tính, điện thoại nên để bạn đọc dễ hiểu, chúng tôi xin mượn phép “so sánh” gợi ý theo các thiết bị này. Trước hết, chúng ta cần nắm, hệ thống xét nghiệm COVID-19 như một hệ thống máy tính, bao gồm có 2 phần (phần cứng – thiết bị và phần mềm- để chạy thiết bị).

Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao? ảnh 1 Máy xét nghiệm này được một công ty thiết bị y tế ở Hà Nội chào giá hơn 8.4 tỷ đồng

Nói về phần cứng, thì cũng như cái máy tính của bạn, ngoài cái chính là CPU, thì còn có các bộ phận phụ trợ như  màn hình, chuột, bàn phím... khi ráp các thành phần trên thì sẽ thành một cái máy tính hoàn chỉnh. Và hệ thống xét nghiệm COVID-19 cũng tương tự như thế. Bao gồm thiết bị khuếch đại và phân tích kết quả (máy PCR); hệ thống tách chiết, hệ thống trộn, đĩa ly tâm... (tùy từng hãng, Model, công suất, nhu cầu ... mà có những phụ trợ đi kèm, ít thì 2 tới 3 thiết bị phối hợp, nhiều thì cả chục loại phụ trợ). Đơn vị nào mua hệ thống đầy đủ, đơn vị nào mua theo như cầu (bộ phận thiếu...) thì rõ ràng sẽ có mức giá... khác nhau.

Bàn tới chuyện này, cũng giống như chúng ta nói về việc, bạn mua máy tính, tùy từng người, từng nhu cầu để ráp các cấu hình, các phụ kiện thì chi phí sẽ khác nhau. Ví dụ anh A đã có CPU, thì chỉ mua thêm màn hình, chuột... anh B có màn hình, chuột... chỉ mua thêm CPU... Anh C chưa có gì, phải mua tất cả. Rõ ràng chi phí bỏ ra của anh A, B, C là khác nhau.

Trong trường hợp, anh A, anh B cùng mua hệ thống trọn bộ nhưng giá khác nhau thì cũng phải xem xét đến việc, hệ thống thiết bị trên đồng bộ (cùng một nơi sản xuất hay ghép). Bởi vì cũng là máy chung 1 hãng sản xuất, nhưng Model, công suất khác nhau thì giá máy khác nhau.

Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao? ảnh 2 Các CDC, mỗi nơi mua một giá được cho là khác chủng loại, model....

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì một trong những nguyên nhân “loạn giá” hệ thống xét nghiệm còn bởi lý do: Cũng là hãng nhưng xuất xứ từ Đức, khác với Mỹ, Thụy Sĩ, Malaysia sản xuất... Qua tìm hiểu của chúng tôi đã có các tỉnh thành mua thiết bị chung hãng nhưng nơi xuất xứ khác nhau, như Quảng Nam mua thiết bị Qiagen Của Đức hơn 7 tỷ đồng, thì theo một bảng báo giá mà chúng tôi có thì một hệ thóng Qiagen của Thụy Sĩ lên tới hơn 8,5 tỷ đồng. (Chưa bàn tới chuyện thương thảo giữa các bên nên giá khác nhau). Tạm gác chuyện  tiêu cực nếu có thì việc chênh lệch là đương nhiên. Ví dụ bạn mua một chiếc xe Dream Nhật, sẽ khác Dream Thái, Dream Việt Nam,... Một chiếc Dream II (“Dream cao” ) sẽ khác chiếc Dream I (“Dream lùn”).  Cái máy tính chính hãng ráp tại Mỹ sẽ khác với cái máy tính ráp tại Châu Âu, Châu Á...

Chưa kể, hệ thống A đôi khi giá thành cao nhưng chỉ tốt với xét nghiệm B, còn hệ thống C giá thấp và chất lượng xét nghiệm B không bằng hệ thống A nhưng khi xét nghiệm với mẫu D thì lại tốt hơn hệ thống máy A và ngược lại.

Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao? ảnh 3 Máy xét nghiệm PCR được một địa phương mua đang bị thanh kiểm tra

Đấy là “phần cứng”, còn “phần mềm” cũng rối rắm không kém. Nhìn nhận một cách khách quan thì trang thiết bị y tế nói chung và máy PCR xét nghiệm COVID-19 nói riêng là những sản phẩm đặc thù, mà không phải ai cũng biết. Thậm chí, là nhiều chuyên gia y tế cũng…. mơ hồ.

Theo tìm hiểu của tôi, thời gian qua, nhiều cán bộ các CDC khu vực phía nam, đã “mất ăn mất ngủ” vì chuyện mua sắm thiết bị xét nghiệm và tham gia phòng chống dịch. Bởi ngoài tìm hiểu, tham khảo đối chiếu, nhiều CDC còn tham gia tập huấn… để triển khai công tác phòng chống dịch. Mà thời điểm tập huấn cho việc này cũng tới đầu tháng 3/2020 mới diễn ra.  Thực tế cho thấy nhiều đơn vị CDC tỉnh thành, thời gian qua (cả trước và sau tập huấn) đã không khỏi lúng túng khi không biết mua máy gì, hệ thống nào cho phù hợp. Giá cả ra sao… Thực sự thì dịch bệnh COVID-19 mới xảy ra, tình hình phức tạp chưa từng thấy trong lịch sử. Trong khi việc xét nghiệm, quy trình… chúng ta đều vừa làm vừa vận hành và điều chỉnh.

Về “chủ đầu tư” là thế, còn về phía nhà thầu, nhà phân phối thiết bị thì rõ ràng việc bán với giá chênh lệch nhau, khác nhau trên cùng chung hệ thống máy, đời máy và Model... là có. Vậy nguyên nhân thế nào?.

Máy xét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam 'loạn giá' vì sao? ảnh 4 Máy xét nghiệm thế hệ cũ của Viện Pasteur TPHCM

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc mua sắm thiết bị nơi thì giao cho CDC, nơi thì Sở Y tế, nơi thì do UBND tỉnh cùng các ban ngành như Sở Y tế, Sở Tài Chính, Sở khoa học công nghệ. Tuy nhiên, việc mua sắm thiết bị này phải dựa vào tổng thể, về chuyên môn, về kỹ thuật và về giá cả... Thế nên chuyện mua sắm thiết bị dù đủ ban bệ, theo quy trình nhưng nếu không khéo léo, dung hòa thì có thể lại như “thầy bói xem voi”. Chưa kể việc mua sắm theo kiểu chỉ định thầu nên nếu bên mua thiếu “kinh nghiệm”, thông tin nên tham chiếu với đơn vị mua trước mà đơn vị mua trước lỡ “có sơ suất” thì kéo theo đơn vị mua thiết bị sau “đi theo vết xe đổ” từ đơn vị trước. 

Điều cần làm rõ đó là, có hay không việc “bắt tay” giữa chủ đầu tư với nhà thầu để “thổi giá”?. Có hay không việc khan hiếm thiết bị mà giá máy tăng lên, hay các doanh nghiệp, nhà thầu đã nhân tình hình dịch bệnh phức tạp để “nâng giá”?.  Có hay không, một số tỉnh thành vì đặt lòng tin vào nhà thầu vì “năng lực có hạn” nên đã mua hệ thống xét nghiệm “đóng” để xét nghiệm COVID-19 với giá cao?.

MỚI - NÓNG
Mất điện tại 6 tỉnh miền Bắc đang ngập lụt
Mất điện tại 6 tỉnh miền Bắc đang ngập lụt
TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, từ đêm 9/9 đến sáng nay, mưa lớn tại Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai gây ngập lụt và phải cắt điện hơn 390.000 khách hàng ở 7 khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn. Hiện đã khôi phục cấp điện gần 100% cho Hà Nội, Hạ Long sẽ được cấp điện trở lại trong hôm nay (10/9).