Mastercard tăng cường thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia & Lào
Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia & Lào
“Những người thuộc thế hệ Z và Millennials thường ít sử dụng tiền mặt tại các cửa hàng bán lẻ hơn so với người tiêu dùng nói chung.

Họ đã chứng tỏ sự thích nghi nhanh chóng với hệ sinh thái phi tiền mặt nhờ vào việc lớn lên cùng công nghệ. Sự thay đổi đáng kể này của giới trẻ chắc chắn sẽ thúc đẩy Việt Nam sớm trở thành quốc gia không tiền mặt”, theo bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia & Lào, chia sẻ với phóng viên tại sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2020.

Q: Bà đánh giá như thế nào về vai trò của thế hệ trẻ trong lộ trình hướng tới một quốc gia không tiền mặt của Việt Nam?

A:  Việt Nam vẫn là một nền kinh tế chủ yếu dựa trên tiền mặt. Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng tiền mặt nhiều hơn các phương thức thanh toán khác do lo ngại về bảo mật. Mặc dù thương mại điện tử của Việt Nam có mức độ tăng trưởng thường niên vào khoảng 30% trong những năm gần đây, 80% người tiêu dùng vẫn lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng vì cảm thấy thoải mái hơn.

Việt Nam hiện là một trong những thị trường năng động nhất tại khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, với dân số trẻ bao gồm hơn 20 triệu người thuộc thế hệ Z và 25 triệu người thuộc thế hệ Millennials – những người ít sử dụng tiền mặt khi mua sắm và dễ thích nghi hơn với hệ sinh thái phi tiền mặt so với các độ tuổi khác. Chúng tôi rất lạc quan về tiềm năng của Việt Nam để trở thành một quốc gia không tiền mặt.

Mới đây, Mastercard vừa tham gia Ngày Thẻ Việt Nam 2020. Chúng tôi dễ dàng nhận thấy phần đông các bạn trẻ thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại các quầy của sự kiện. Phương thức thanh toán hiện đại và tiện lợi này thật sự đã có sức hút đối với giới trẻ với những thói quen sử dụng thẻ hoặc các phương thức thanh toán số khác đang dần hình thành. Chính điều này sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam có thể thúc đẩy thanh toán số.

Q: Theo bà, thử thách lớn nhất của Việt Nam để trở thành quốc gia không dùng tiền mặt là gì?

A: Khó khăn lớn nhất chính là thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc quảng bá lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên, cần thêm thời gian để thay đổi hành vi người tiêu dùng một cách toàn diện. Ngộ nhận thường thấy nhất ở người tiêu dùng và các đơn vị kinh doanh chính là “tiền mặt nhanh và tiện lợi hơn”. Sự thật là việc sử dụng tiền giấy kéo theo nhiều loại chi phí như phí lưu thông và kiểm kê, cũng như rủi ro lừa đảo, trộm cắp, và thất lạc, hay chi phí cơ hội đi kèm với việc không chấp nhận thanh toán điện tử. Không phải khách hàng nào cũng có đủ tiền mặt trong túi để thanh toán, và trong những tình huống này, khả năng thanh toán điện tử sẽ quyết định liệu doanh nghiệp sẽ kiếm thêm hay bỏ lỡ một đơn hàng mới.

Các doanh nghiệp muốn vay vốn sẽ rất khó được đánh giá tín nhiệm cao nếu công tác thực hiện sổ sách kế toán và báo cáo tài chính không cẩn thận. Trong khi giao dịch bằng tiền mặt không được ghi nhận chuẩn xác, mọi chi tiết thanh toán điện tử đều có thể được theo dõi qua hệ thống ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá tín nhiệm.

Chính phủ Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tuy nhiên quá trình còn đang ở những bước đầu. Việc giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt để xây dựng niềm tin cần thiết giúp giảm sự phụ thuộc vào tiền giấy là điều thiết yếu cho phép thay đổi hành vi lâu dài trong cộng đồng, và tăng cường sự hình thành hệ sinh thái thanh toán vững mạnh.

Q: Tại sao Mastercard tham gia Ngày Thẻ Việt Nam 2020?

Kể từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam 20 năm trước, Mastercard đã và đang hợp tác với các đối tác công - tư quan trọng như các công ty khởi nghiệp và công nghệ tài chính, với mong muốn hỗ trợ và phát triển các sáng kiến có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phi tiền mặt. Tham gia Ngày Thẻ Việt Nam 2020 chính là một trong quyết tâm lâu dài của Mastercard nhằm xây dựng tương lai không tiền mặt tại Việt Nam.

Những sáng kiến như thế này chính là chìa khóa then chốt đối với tương lai kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi rất mong được tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến tương tự để giúp truyền thông đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng về lợi ích của thanh toán số, từ đó dần thay đổi thói quen thanh toán và đẩy nhanh việc hiện thực hóa mục tiêu xã hội phi tiền mặt.

Chúng tôi tin tưởng rằng sáng kiến này sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng theo thời gian, tập trung vào nhận thức và giáo dục về các hình thức thanh toán không tiền mặt, bao gồm thẻ điện tử, mã QR, ví điện tử, và các loại hình mới hơn nữa góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng lẫn nhà kinh doanh.

Trân trọng cảm ơn bà!

MỚI - NÓNG
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
TPO - Dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được ban hành vào chiều ngày 16/10. Tuy nhiên, mức giá lại giảm mạnh so với trước kia. Chẳng hạn, đất thương mại dịch vụ tại đường Đồng khởi, quận 1 đang thu theo mức bình quân là 9 triệu đồng/m2/năm nhưng bảng giá đất mới là 5 triệu đồng/m2/năm.
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...