“Tôi xin tuyên bố Marawi được giải phóng khỏi khủng bố và bắt đầu quá trình tái thiết”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trong chuyến thăm bất ngờ đến Marawi hôm nay, 17/10. Ảnh: AFP
Theo thống kê của các nhà chức trách, ít nhất 824 phiến quân đã bị tiêu diệt, 47 thường dân và 162 binh sĩ chính phủ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh kéo dài nhiều tháng. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, quân đội Philippines cho biết hiện vẫn còn 20 đến 30 phiến quân đang giữ khoảng 20 con tin tại Marawi và đang chống trả quyết liệt, theo Reuters. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ước tính các hoạt động quân sự tại Marawi đã tiêu tốn khoảng 5 tỷ peso (tương đương 97,5 triệu đô la). Ông Lorenzana cho biết quá trình tái thiết Marawi có thể bắt đầu vào tháng 1/2018 vì hiện vẫn còn nhiều vật liệu nổ sót lại tại Marawi. Ảnh: AFP
Xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và các chiến binh thân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, bao gồm nhóm Maute và nhóm Abu Sayyaf Salafi bùng phát tại Marawi vào ngày 23/5. Ảnh: AFP
¾ diện tích Marawi – thành phố 200.000 dân trên đảo Mindanao – đã bị các phần tử Hồi giáo cực đoan chiếm đóng. Những tay súng khủng bố chiếm quyền kiểm soát nhà tù thành phố, thả các tù nhân, san bằng một bệnh viện và chiếm ít nhất ba cây cầu. Nhóm phiến quân cũng bị nghi là đã truy lùng những người theo đạo Kitô sống trong thành phố để biến họ thành lá chắn sống. Ảnh: AFP
Ngay sau khi bạo lực bùng phát tại Marawi, Tổng thống Duterte đã tuyên bố thiết quân luật trên đảo Mindanao. Hơn 300.000 cư dân đã buộc phải sơ tán. Ảnh: AFP
Xung đột kéo dài suốt 148 ngày qua tại Marawi được coi là cuộc khủng hoảng an ninh lớn nhất xảy ra tại Philippines trong nhiều năm qua. Nhiều người lo ngại rằng với địa hình hiểm trở, hòn đảo Mindanao có thể trở thành “thỏi nam châm” thu hút các chiến binh IS sau khi nhóm phiến quân này bị đánh đuổi khỏi Iraq và Syria. Ảnh: AFP