Mang quan tài, dùng gạch đá tấn công cảnh sát: Có đối tượng lạ xúi giục

Mang quan tài, dùng gạch đá tấn công cảnh sát: Có đối tượng lạ xúi giục
“Việc nhiều hộ dân tràn đường gây ách tắc giao thông trong ngày 21-12 được xác định phần lớn là do có sự xúi giục của một số đối tượng lạ, không thuộc diện có đất thu hồi được hỗ trợ, hiện đã bị bắt giữ”.

Mang quan tài, dùng gạch đá tấn công cảnh sát: Có đối tượng lạ xúi giục

Mang quan tài, dùng gỗ đá tấn công Cảnh sát cơ động
> Tấn công cảnh sát, cả 10 đối tượng bị tóm gọn

“Việc nhiều hộ dân tràn đường gây ách tắc giao thông trong ngày 21-12 được xác định phần lớn là do có sự xúi giục của một số đối tượng lạ, không thuộc diện có đất thu hồi được hỗ trợ, hiện đã bị bắt giữ”.

Ông Vũ Kiên Cường phát biểu tại buổi họp báo
Ông Vũ Kiên Cường phát biểu tại buổi họp báo.
 

Ông Vũ Kiên Cường, Phó Chánh văn phòng tỉnh Quảng Ninh, khẳng định trong cuộc họp báo trưa 24-12

Ông Vũ Kiên Cường cũng cho biết: Trước khi ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất tại dự án Khu đô thị Kim Sơn, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hơn 40 cuộc họp đối thoại về chính sách hỗ trợ cho các hộ dân.

Các kiến nghị của bà con tập trung vào các ý kiến:

Thứ nhất, các hộ dân yêu cầu chủ đầu tư là công ty TNHH Thành Tâm 668 phải thỏa thuận với người bị thu hồi đất. Kiến nghị này, chính quyền tỉnh đã trả lời, đây là dự án thuộc nhóm dự án nhà nước thu hồi đất do vậy theo quy định của chính phủ, UBND huyện Đông Triều phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng theo yêu cầu UBND tỉnh giao là đúng. Chủ đầu tư không có quyền được tự thỏa thuận với người bị thu hồi đất.

Thứ hai, các hộ dân yêu cầu tăng mức giá đất bồi thường cao hơn mức giá đã áp dụng hiện nay? Tỉnh Quảng Ninh thu hồi đất từ năm 2010, thời điểm này áp bồi thường giá 38.000đồng/m2, là mức cao nhất thời điểm đó theo quy định của Chính phủ.

Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công san gạt thực hiện dự án Khu đô thị Kim Sơn
Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công san gạt thực hiện dự án Khu đô thị Kim Sơn.
 

Thứ ba, các hộ dân yêu cầu được hỗ trợ chuyển đổi nghề của 5 lần giá của loại đất bị thu hồi? Yêu cầu của các hộ dân được áp mức hỗ trợ là 2,5 lần (trong khoảng 1,5 đến 5 lần) theo đúng quy định của Chính phủ cho phép các tỉnh được áp dụng hỗ trợ cho giá của loại đất bị thu phù hợp với thực tế từng địa phương.

Ý kiến thứ tư các hộ dân yêu cầu là hỗ trợ 35% giá đất ở liền kề. Theo bản đồ tỷ lệ 1/1000 và kết quả mục kích thực địa thì những địa điểm đất bị thu hồi của người dân không thuộc đối tượng điều chỉnh do toàn bộ diện tích đất thu hồi là đất nông nghiệp – ruộng đang canh tác lúa nước. Vì vậy, việc yêu cầu hỗ trợ 35% giá đất ở liền kề của các hộ dân không được đáp ứng.

Hiện tổng tất cả thì mức đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng mỗi hộ dân được hỗ trợ 133.000 đồng/m2, tương đương với 48 triệu đồng/sào (1 sào bằng 360m2).

Riêng ý kiến người dân cho rằng, từ bao đời nay người dân nằm trong vùng dự án chỉ biết trông vào mảnh đất màu mỡ của mình để trồng lúa, nay dự án thu hồi gần hết đất, có nhận tiền đền bù nhưng không biết sau này làm gì để đảm bảo cho cuộc sống sau này?

Vấn đề này tỉnh đã chỉ đạo huyện tiếp tục cấp đất ruộng cho bà con cạnh tác nếu có nhu cầu, đồng liên hệ với các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp nhận con em các hộ dân bị thu hồi đất vào làm việc.

Ông Vũ Văn Học, Chủ tịch UBND huyện Đông Triều, cũng cho biết, tính đến sáng ngày 24.12, đã chỉ còn 9/852 hộ dân chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ. Các hộ dân này chủ yếu thuộc diện mua lại đất ruộng và đang sống ở nước ngoài, do vậy trong sáng nay UBND huyện đã giao cho đơn vị thi công san gặt mặt bằng để thực hiện dự án khu đô thị.

Theo Hoàng Anh Tuấn
Dân Việt

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG