TPO - Giữa cái nắng trưa gay gắt, dù đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng nhiều diêm dân ở Hà Tĩnh vẫn cần mẫn mưu sinh. Để có được những hạt muối trắng ngần diêm dân phải dầm mình cả ngày trong cái nắng 40 độ.
Giữa trưa ngày tháng 6, trời nắng như đổ lửa kèm gó Lào hoạt động mạnh, thay vì tìm chỗ tránh nắng, những diêm dân ở xã Hộ Độ và xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại đang phơi mình giữa cái nắng để làm muối.
12h trưa, tại cánh đồng muối Hộ Độ, người dân bắt đầu thu hoạch cát phơi từ sáng. Cát phơi trên sân
sẽ kết tinh muối để tăng độ mặn sau đó được đổ vào bể lọc nước biển
để lấy nước mặn làm muối.
Nơi đây, đa phần những người lớn tuổi làm việc, bởi các thanh niên trai tráng chọn công việc khác nhẹ nhàng, có thu nhập cao hơn.
Đồng muối đa phần người già, họ có thâm niêm bám nghề trên 40 năm. Dù muối xuống giá, tiểu thương chẳng ngó tới nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc vì ngoài việc mưu sinh, họ vẫn muốn giữ nghề cha ông để lại.
Để có được những hạt muối trắng ngần như thế này, những diêm dân phải
dầm mình cả ngày trong cái nắng 40 độ.
Dù nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Dương Công Phùng, trú thôn Yên Thọ, xã Hộ Độ (Hà Tĩnh) vẫn ngày ngày ra ruộng muối để theo nghề cha ông.
“Làm muối rất cực. Sáng làm từ 5h-10h về nghỉ ăn cơm trưa, sau đó 12h sẽ ra ruộng làm đến 19h tối mới về nhà. Mỗi ngày nắng, làm có năng suất thì mới kiếm được khoảng 100 ngàn đồng”, ông Phùng cho hay. Tuy công sức bỏ ra với số tiền thu về là quá rẻ, nhưng không đối với người dân nơi đây nghề muối được xem là nghề chính, nếu không làm, cuộc sống càng khổ sở hơn.
Mỗi ruộng muối người dân đều tự làm một túp lều để tránh nắng.
"Mỗi ngày làm việc về người đau nhức, mệt lắm. Vùng này người già đi làm muối hết, không làm nghề này biết làm nghề gì đâu. Từ năm 10 tuổi tôi đã làm muối đến nay hơn 70 năm rồi, nhiều khi buồn vì muối không được giá nhưng vẫn bám dù sao nhờ hạt muối mà nuôi 5 người con khôn lớn", bà Phan Thị Thành (90 tuổi, trú thôn Hạ Châu, xã Thạch Châu) nói. Để tạo thành hạt muối phải trải qua rất nhiều giai đoạn từ xúc đất phơi, tưới nước, đo nhiệt độ... Dẫu vậy, diêm dân ở huyện Lộc Hà vẫn không bỏ nghề muối bởi sự nhọc nhằn, mặn mòi trên cánh đồng khuya, sớm đã trở thành một phần cuộc sống Dù làm vất vả, nhưng những cụ già nơi đây luôn vui vẻ lạc quan trong cuộc sống. Nước biển sau khi đạt 15-19 độ C, diêm dân đưa lên sân phơi để phơi trong vòng khoảng 2h. Khoảng 16h chiều, đồng muối bắt đầu thu hoạch. Diêm dân nạo muối đã kết tinh
thành từng đống nhỏ trên ruộng chờ thu gom chở về kho. Như những năm trước, đầu vụ giá muối đạt giá đạt 2.000-3.000 đồng/kg. Khoảng 2 năm nay giá muối xuống thấp, chỉ còn 1.500 đồng/kg. Mỗi sào được 1 tạ muối. Những người cao tuổi ở trên đồng muối đều nói rằng, họ đi làm là để tự lo cho bản thân, họ không muốn mình trở thành gánh nặng của con cái. Khi mặt trời dần khuất núi cũng là lúc diêm dân kiệt sức, dù nghỉ ngơi nhưng trong lòng đau đáu nỗi lo về thị trường muối. Từng thùng muối năm nắng mười sương ở ngoài đồng bởi tiểu thương không dòm ngó đến.