Mai mực làm thuốc

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Mai mực chữa bệnh đau dạ dày, thừa nước chua, loét dạ dày, chảy máu, ho lao lực, trẻ con chậm lớn, băng huyết. Thuốc chữa mờ mắt, tai chảy mủ. Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương để cầm máu.

Hỏi: Nghe nói mực cũng được làm thuốc. Thực hư như thế nào?

(Nguyễn Văn Vui - Kiên Giang)

Trả lời: Mai mực còn gọi là hải phiêu tiêu, mai cá mực, ô tặc cốt.

Tên khoa học Sepia esculenta, Hoyle, Sepia anddreama Steen- Strup.

Thuộc họ Cá mực Sepiidae.

Ô tặc cốt là mai rửa sạch phơi khô của con mực nang hay mực ván hoặc của con mực ống mực cơm nhưng chủ yếu là mực ngang hay mực ván vì mực cơm hay mực ống có mai nhỏ.Tên ô tặc vì theo sách cổ, con mực thích ăn thịt chim, thường giả chết nổi lên mặt nước, chim tưởng là xác chết bay sà xuống để mổ, bị nó lôi xuống biển ăn thịt, ăn thịt nhiều quạ do đó thành tên vì ô là quạ, tặc là giặc, cốt là xương, ý nói xương của giặc đối với quạ.

Tên hải phiêu tiêu vì vị thuốc giống tổ con bọ ngựa mà lại gặp ở ngoài bể (phiêu tiêu là tổ bọ ngựa).

Mô tả con vật

Ở nước ta có nhiều loại mực, mực ống, mực nang, mực cơm… Mực là một động vật sống ở  vùng nước có độ mặn cao, vùng đáy có cát pha bùn, nhất là vùng đáy hình lòng chảo lõm xuống giữa 2 cồn cát.

Mực sống thành từng đàn ở tầng nước đáy, khi kiếm mồi mới nổi lên tầng nước trên.

Hầu hết khi bơi lội trong nước, mắt mực lồi ra, màu da luôn luôn thay đổi theo màu nước để dễ lẫn tránh và bắt mồi. Lúc nguy biết thì mực hơi giật lùi và phun mực ra, làm cho nước vùng đó đen lại kẻ địch hoa mắt rồi tìm cách lẩn trốn.

Mực rất thích ánh sáng và màu trắng, khi thấy ánh sáng mực tập trung rất đông. Mực rất thích ăn các loại trứng cá, tôm cá con và những động vật nhỏ khác trong nước.

Mùa khai thác mực là các tháng 3 - 9 là thời kỳ mực bơi vào gần bờ để sinh đẻ. Chủ yếu vào các tháng 4 - 6. Ngoài mai mực đánh bắt được người ta còn khai thác mai mực do mai các con mực to bị chết ở ngoài khơi, sóng gió thổi dạt vào bờ người ta vớt lấy.

Phân bố thu hái và chế biến

Miền biển nước ta nơi nào cũng có mực nhưng nhiều nhất là các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng (mực ngang). Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa có nhiều mực ống.

Sau khi bắt mực về, mổ lấy thịt, thường người ta vứt bỏ mai đi, ta chỉ việc nhặt lấy, rửa sạch chất muối, phơi khô dùng. Khi dùng, cạo sạch vỏ cứng, tán nhỏ vót thành từng thỏi nhỏ.

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ ô tặc cốt vị mặn tính ôn vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thông huyết mạch, khử hàn thấp, cầm máu. Dùng chữa thổ huyết máu cam  đại trường hạ huyết phụ nữ băng huyết, xích bạch đới, kinh bế, mắt mờ. Những người âm hư, da nhiệt không dùng được.

Hiện nay ô tặc cốt là một vị thuốc đựơc dùng trong phạm vi nhân dân để chữa các bệnh:

Chữa bệnh đau dạ dày, thừa nước chua, loét dạ dày, chảy máu, ho lao lực, trẻ con chậm lớn, băng huyết.

Thuốc chữa mờ mắt, tai chảy mủ.

Dùng ngoài tán bột rắc lên vết thương để cầm máu.

Ngoài công dụng làm thuốc mai mực còn dùng để đánh cho sạch mặt kính bị bẩn vì mai mực làm sạch vết bẩn mà không làm sát kinh.

Ngày uống 4 - 6g dưới dạng thuốc bột hay thuốc viên.

Theo Sức khỏe & Đời sống
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.