TPO - “Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH”, đại diện Bộ LĐTB&XH thông tin.
TPO - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp tồn tại 3 loại thu nhập, gồm thu nhập thực tế, thu nhập để quyết toán và thu nhập căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp, phúc lợi để không tính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội khiến cơ quan bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm.
TPO - Nếu đề xuất mới được thông qua, thời gian tới người lao động làm việc bán thời gian sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với điều kiện thu nhập mỗi tháng theo quy định hiện hành từ 2,34 triệu đồng trở lên. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do người lao động đóng một phần và người thuê lao động đóng một phần.
TPO - Nếu được thông qua, một loạt chế độ mới sẽ được bổ sung vào Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, như giảm tuổi và tăng trợ cấp cho người cao tuổi, thêm chế độ cho người không chuyên trách cấp xã và thôn, bổ sung thêm chế độ thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện. Các chế độ bổ sung này sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo, dự kiến tăng chi hơn 4.000 tỷ đồng mỗi năm.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất vừa được Chính phủ trình Quốc hội, đã được điều chỉnh trên cơ sở tiếp thu góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong dự thảo, quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần đã được hiệu chỉnh thành 2 phương án với quy định hoàn toàn mới.
TP - Cho rằng việc trả lại tiền đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho chủ hộ kinh doanh đóng chưa đúng đối tượng, phát sinh khiếu kiện, BHXH Việt Nam đề xuất: Ghi nhận thời gian đóng và giải quyết chế độ cho họ theo quy định về BHXH bắt buộc.
TPO - Với đề xuất hạ tuổi nhận trợ cấp hưu trí từ ngân sách từ 80 tuổi hiện hành xuống 75 tuổi theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã sửa đổi, người tham gia bảo hiểm xã hội chỉ cần đóng 5 năm trở lên, không rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ có trợ cấp hằng tháng ngay khi nghỉ hưu, hoặc từ 65 tuổi.
TPO - Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, một số cơ quan, đơn vị đề xuất tính toán lại mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo luật là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu quan điểm ngược lại.
TPO - Tại phiên họp của Chính phủ về xây dựng pháp luật, các đại biểu cho rằng việc sớm áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho phép giáo viên mầm có tuổi nghỉ hưu thấp hơn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung do giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực, ức chế tâm lý ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng thuận và cho rằng có thể xem xét đưa vào diện ngành nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu trước tuổi.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đưa vào quy định giảm số năm đóng tối thiểu để có lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, nhưng điều kiện đưa ra không dành cho người về hưu trước tuổi.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có đề xuất giảm điều kiện về tuổi để được nhận trợ cấp xã hội với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp hằng tháng. Với người cao tuổi thuộc diện này, người cao tuổi sẽ nhận được trợ cấp hằng tháng của nhà nước từ đủ 75 tuổi trở lên, thay vì phải chờ tới 80 tuổi như hiện hành. Nếu được thông qua, sẽ có hơn 800.000 người cao tuổi được nhận trợ cấp hằng tháng.
TPO - 8 hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng cùng cho rằng, đa số người lao động Việt Nam làm việc chân tay, khi nữ tới 55 tuổi, nam 60 tuổi khó đảm bảo sức khoẻ để làm việc tiếp, nguy cơ mất việc làm cao. Do đó, nên tạo điều kiện cho họ nghỉ hưu sớm ở mức tuổi như trên khi đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
TPO - Quỹ Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện từ năm 2017, tới nay có 4 quỹ bảo hiểm thương mại được cấp phép cung cấp dịch vụ này, nhưng có chưa đến 900 người tham gia.
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung chế độ với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, với mức hưởng 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh. Đặc biệt, dù được hưởng thêm chế độ thai sản, nhưng người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm tiền, khoản hỗ trợ này từ nguồn ngân sách nhà nước, với tổng chi khoảng hơn 170 tỷ đồng/năm.
TPO - Sau khi tiếp thu góp ý của người dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến sẽ trình cả 2 phương án sửa quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần để Quốc hội xem xét, quyết định.
TPO - “Lương tính đóng bảo hiểm xã hội thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, đặc biệt là mức hưởng lương hưu khi về già”, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận định.
TPO - Sau khi tiếp thu ý kiến góp ý các bộ ngành, người dân, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã được cơ quan soạn thảo thêm nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với người hoạt động không chuyên trách cấp thôn, tổ dân phố, gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố, trưởng ban công tác mặt trận.
TPO - Từ thực trạng một số người dân đóng BHXH mấy năm liền nhưng khi công ty phá sản lại không được hưởng một chế độ gì, vị chuyên gia đề nghị cần “vá” những lỗ hổng của luật để đồng cảm với những đóng góp của người lao động, đồng thời xử lý những người làm sai để đảm bảo công bằng xã hội.
TP - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đã chính thức đưa vào phương án giảm thời gian đóng BHXH để có lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm. Nếu được thông qua, sẽ có một nhóm người lao động (NLĐ) chỉ tham gia BHXH 15 năm và nhận lương hưu với mức thấp. Có ý kiến đề xuất cần thêm chính sách để những người này được quyền lựa chọn cải thiện lương hưu của chính mình.
TPO - Với chính sách, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được đánh giá là hào phóng, hiếm có trên thế giới, dẫn tới tỷ lệ người hưởng BHXH một lần gần bằng người tham gia mới. Dẫn tới lo ngại gánh nặng an sinh cho người cao tuổi khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam ngày càng nhanh. Từ đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất “siết lại” chính sách này.
TP - Người lao động (NLĐ) tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 15 năm trở lên có thể được nhận lương hưu, thay vì mức tối thiểu 20 năm như luật hiện hành. Tuy nhiên, với thời gian đóng BHXH ít, tiền lương hưu sẽ thấp, nên cần thêm giải pháp để NLĐ có quyền lựa chọn tham gia nhiều hơn, nhằm nhận mức lương cao hơn.
TPO - Để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung một số chế tài xử lý, như: Phong toả hoá đơn, cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp…
TPO - Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Bộ LĐ-TB&XH gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan. Bản dự thảo mới nhất này có một số quy định được đề xuất bổ sung vào luật để tính lương hưu khi giảm số năm đóng BHXH tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm.
Các Đại biểu Quốc hội đánh giá cao công tác thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) của Chính phủ, các bộ liên quan và ngành BHXH Việt Nam thời gian qua. Đồng thời, các đại biểu kiến nghị nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT trong thời gian tới, sớm đạt mục tiêu BHXH toàn dân.
TPO - Thay vì rút BHXH một lần sẽ được từ 1,5 – 2 tháng lương tính đóng như hiện hành, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất giảm chỉ còn 1 tháng lương. Việc này ngoài giữ chân người lao động ở lại hệ thống có lương khi về già, cũng tránh được tình trạng ồ ạt rút sớm muộn gây vỡ quỹ. Đồng thời, bổ sung chế độ trợ cấp cho con dưới 6 tuổi nếu có bố, mẹ tham gia BHXH.