Flour - thiếu, thừa đều nguy hiểm
Tạo ngà và men răng là sứ mệnh của fluor đặc biệt ở trẻ em, khi chúng đang trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn. Fluor cũng có mặt trong quá trình chuyển hóa calci và phosphore tạo xương của cơ thể, giúp điều trị loãng xương và ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên, hàng ngày cơ thể cần rất ít fluor nhưng không phải ai cũng biết điều chỉnh lượng fluor phù hợp. Do đó, chúng ta rất dễ dẫn đến thừa hoặc thiếu fluor.
Nếu thiếu fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương còn nếu thừa có thể dẫn đến chứng giòn, gãy xương, hỏng men răng, răng xỉn màu, ố vàng, đục… Bởi vậy, dùng đúng, dùng đủ thì fluor mới trở nên hữu ích (khoảng từ 0,5-1mg/lít là an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam).
Trong đó, kem đánh răng (KĐR) từ lâu là sản phẩm hữu hiệu để cung cấp khoáng chất fluor qua đường miệng. Khi ta đánh răng và nuốt một lượng flour nhất định sẽ giúp bổ sung khoáng chất này ở mức độ vừa phải cho cơ thể.
Hướng dẫn chọn kem đánh răng
Thành phần cơ bản của kem đánh răng: hàm lượng fluor dưới 1500ppm, tiếp đến là chất mài mòn, chất hoạt động bề mặt, chất sát trùng tinh dầu nhẹ, tinh dầu thơm, chất mài mòn... và fluor với nhiều loại NaF, MFP, MmnF…
Theo khuyến cáo của các bác sĩ Nha khoa, người lớn nên dùng KĐR có hàm lượng Fluor từ 1000-1500ppm. Trẻ em chọn KĐR có hàm lượng fluor từ 200-450ppm:
- Kem đánh răng phổ biến: Là loại kem có chứa fluor loại MFP, có thể trong một tuýp có 1-2 loại nếu tổng hàm lượng không vượt quá mức cho phép.
- Thuốc đánh răng: Là dạng kem đánh răng đặc trị sâu răng, nha chu, chống hôi miệng… cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng có thể dẫn đến ngộ độc fluor mạn tính ở trẻ em.
- Các loại kem đánh răng: Kem dạng trong dùng chất silica, kem bột dẻo có chất ma sát mài mòn (DCP). Cả hai đều đạt yêu cầu về vệ sinh răng miệng. Nên lưu ý, với những loại kem đánh răng quá hạn sử dụng thì hiệu quả tác dụng của fluor trong nó giảm từ 50-60%.
5 cách dùng kem đánh răng flour để không độc
1. Không sử dụng kem đánh răng khi: Vùng đất nhiễm fluor, việc dùng kem đánh răng có fluor sẽ là thảm họa cho răng. Với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi không nên sử dụng kem có fluor, trừ trẻ có nguy cơ sâu răng cao và phải có sự giám sát của người lớn.
2. Tránh nguy cơ thừa fluor: Với người lớn cũng chỉ cần một lớp nhỏ KĐR có fluor, không nhất thiết phải dùng đầy cả bàn chải sẽ thừa fluor. Để tránh tình trạng dư thừa, có thể đánh răng mỗi ngày một lần với kem có fluor và một lần với nước muối.
3. Trẻ dễ bị nhiễm độc fluor ở răng thường ở tuổi 1-4.
4. Loại nào thích hợp với trẻ: Để phòng ngừa bệnh sâu răng, trẻ ở độ tuổi từ 3-6 vẫn nên dùng kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor thấp (200ppm-450ppm). Không nên cho trẻ dùng kem đánh răng của người lớn trong thời gian dài dẫn đến răng trẻ bị thừa, nhiễm fluor.
5. Làm gì khi bị dư thừa fluor? Không có cách chữa trị dứt điểm những tác động xấu do dư thừa fluor, chỉ có phương pháp thẩm mỹ giúp làm che bớt những đốm trắng, nâu, đen loang lổ trên bề mặt của răng và những cách cải tạo sức khỏe răng miệng bằng hấp thụ thực phẩm tốt trong cuộc sống hàng ngày.