Loại củ ‘rẻ như cho’ ở Việt Nam không ngờ lại là thuốc quý chống 7 bệnh ung thư

0:00 / 0:00
0:00
Loại củ ‘rẻ như cho’ ở Việt Nam không ngờ lại là thuốc quý chống 7 bệnh ung thư
TPO - Củ riềng có giá vài ngàn đến vài chục ngàn/kg, thường dùng để tẩm ướp thực phẩm nên không nhiều người biết loại củ nhỏ bé này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe …

Riềng là loại cây mọc hoang khắp đất nước ta, từ rừng núi đến đồng bằng. Củ riềng còn có tên gọi là cao lương khương (mọc ở xứ cao lương, thuộc họ gừng) nên mới có tên gọi này, còn có tên tiểu lương khương, phong khương, riềng gió.

Theo Đông y, riềng vị cay tính nóng vào các kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn tiêu thực giảm đau.

Dùng điều trị chứng đau vùng thượng vị do cảm phong hàn, ăn không tiêu, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém...

Theo y học hiện đại, trong 100g riềng có chứa: 15,3 gram carbohydrate; 1,2 gram protein; 1 gram chất béo; 2,4 gram chất xơ; 11,8 miligam natri; 5,4 gram vitamin C.

Với những dưỡng chất đó, riềng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Phòng ngừa ung thư

Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó, loại thảo dược này hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Sự hiện diện của một flavonoid được gọi là galanin trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.

Loại củ gia vị này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa 7 bệnh ung thư gồm: ung thư dạ dày, bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).

Giảm mỡ máu và cholesterol trong cơ thể

Những chất như galanin, quercetin, kaempferol,.. có trong củ riềng có khả năng giảm thiểu đáng kể lượng cholesterol cũng như các chất béo có hại trong máu. Từ đó nguy cơ mỡ máu và cholesterol trong thành mạch máu sẽ không còn xuất hiện, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong y học, tác dụng của củ riềng đã được sử dụng như là một biện pháp để phòng ngừa bệnh tim và giảm thiểu bất kỳ rủi ro liên quan đến hệ thống tim mạch. Bởi củ riềng có chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, giảm các cơn co thắt tim bằng cách tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Củ riềng được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan khác.

Cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới

Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy củ riềng có khả năng kích thích sản sinh tinh trùng và tăng khả năng hoạt động của chúng. Đặc biệt khả năng sinh lý của nam giới tăng mạnh khi hấp thụ đủ các chất từ riềng và quả lựu.

Cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể

Tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ củ riềng có khả năng tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn, vi rút các loại. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong cơ thể có khả năng giúp chống lại nhiều tác nhân gây hại, ngăn ngừa cơ thể lão hóa, giúp khỏe mạnh hơn.

Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày

Như đã nói ở trên, riềng có khả năng chống viêm và vi khuẩn rất tốt. Vậy nên nếu sử dụng củ riềng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp điều trị một số chứng bệnh về dạ dày như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,...

Loại củ ‘rẻ như cho’ ở Việt Nam không ngờ lại là thuốc quý chống 7 bệnh ung thư ảnh 1

Hỗ trợ điều trị viêm khớp và các bệnh viêm khác

Thân rễ củ riềng có chứa flavonoid, tannin, saponin, glycoside và một số hợp chất phenolic. Những hóa chất thực vật này, đặc biệt là galangin, có tác dụng chống viêm và giảm đau mạnh mẽ.

Galangin giảm tác động của các gen tạo ra các hợp chất gây viêm như cytokine và interleukin. Vì chiết xuất từ riềng có thể ức chế COX-1, COX-2 và lipoxygenase, chúng từng được sử dụng để điều trị viêm khớp, phù nề, bệnh viêm ruột và các vấn đề về viêm khác.

Tăng cường tuần hoàn máu

Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.

Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu. Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.

Ngăn ngừa đau bụng hàng tháng cho phụ nữ

Mỗi khi phụ nữ "đến tháng", một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài.

Chống đái tháo đường

Chiết xuất metanolic trong củ riềng có khả năng chống đái tháo đường. Các bộ phận của củ riềng có thể kích thích tái tạo các tế bào và tiết insulin trong tuyến tụy.

Không những thế, chiết xuất riềng còn được chứng minh có thể ức chế chuyển hóa carbohydrate, hoạt động kiểm soát glucose của riềng ngang bằng với thuốc trị đái tháo đường tổng hợp.

Chữa viêm khớp

Củ riềng được biết đến với khả năng chống viêm vượt trội nên nó vô cùng có lợi trong điều trị viêm khớp. Ngoài ra, các chất chống viêm như gingerol có trong riềng có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

Kiểm soát hen suyễn

Củ riềng có khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp. Loại củ này có tác dụng chống co thắt, hỗ trợ làm giảm đờm, cũng như làm giãn phế quản để giảm mức độ hen suyễn. Tương tự như vậy, đặc tính chống viêm của loại củ này có lợi trong việc kiểm soát cũng như chữa các bệnh như hen suyễn và hội chứng suy hô hấp cấp tính.

Loại củ ‘rẻ như cho’ ở Việt Nam không ngờ lại là thuốc quý chống 7 bệnh ung thư ảnh 2

Chú ý khi sử dụng củ riềng để chữa bệnh

Tác dụng của củ riềng đối với sức khỏe là không thể bàn cãi, tuy vậy khi sử dụng riềng để chữa bệnh bạn cũng nên chú ý một vài điều sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh về trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng thành phần của riềng cần tránh xa không nên sử dụng củ riềng.
  • Sử dụng quá nhiều riềng trong một thời điểm có thể gây sốc với cơ thể, thậm chí gây hôn mê, tử vong.
  • Riềng có tính nóng, ấm, tuy không bằng gừng nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để thay thế gừng trong một vài trường hợp.
    MỚI - NÓNG
    Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
    Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
    TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.