Loài cóc mới được phát hiện ở Việt Nam

Cá cóc gờ sọ mảnh Tylototriton anguliceps (con trưởng thành và nòng nọc).
Cá cóc gờ sọ mảnh Tylototriton anguliceps (con trưởng thành và nòng nọc).
Dựa trên các số liệu so sánh sự sai khác về hình thái, di truyền phân tử và cấu trúc xương sọ, giới khoa học vừa công bố về loài cóc mới ở Việt Nam.

Loài mới có phân bố ở Điện Biên, Sơn La; Chiang Rai (Thái Lan) và có thể phân bố ở Mianma (Lào). Chúng có tên gọi là cá cóc gờ sọ mảnh, với tên khoa học Tylototriton anguliceps Le, Nguyen, Nishikawa, Nguyen, Pham, Matsui, Bernardes & Nguyen, 2015.  

Tylototriton anguliceps có hình thái tương đối giống các loài cá cóc T.yangi, T.pulchernnima, T.verucosus, T. uyenoi và T.shanjing nhưng khoảng cách di truyền giữa chúng từ 4,1- 5,1 %, ngoài ra loài mới có sự khác biệt rất rõ về cấu trúc xương sọ.

Loài mới có chiều dài cơ thể từ 61 đến 63 mm ở con đực, 65-74 mm ở con cái. Chúng có nốt sần lớn dọc hai bên gờ lưng, da nhám với các nốt sần nhỏ. Chân của loài dài và nhỏ, đuôi mỏng. Phần đầu, các chi, gờ sống lưng, các mụn lớn ở dọc gờ lưng bên và phần đuôi của chúng có màu da cam; mặt bụng màu nâu hoặc đen nâu; các phần còn lại của cơ thể có màu đen thẫm.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật; Đại học Cologne (Đức) và Đại học Kyoto (Nhật Bản).

Theo Theo Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.