Loài cá kỳ lạ sống cả năm trên cạn không sao, ở dưới nước lâu lại chết

Cá phổi có thể chết nếu sống ở dưới nước quá lâu.
Cá phổi có thể chết nếu sống ở dưới nước quá lâu.
Cá phổi, hay còn gọi là cá Salamanderfish có thể sống khỏe nếu ở cạn cả năm trời, nhưng lại chết đuối nếu phải đắm mình một thời gian dài dưới nước.

Sở dĩ loài cá này đi ngược lại quy luật tự nhiên là bởi nó có hệ thống hô hấp rất phát triển, có thể lấy oxy từ không khí giống như động vật trên cạn khác.

Khi còn nhỏ, cá phổi sống dưới nước và thỉnh thoảng phải ngoi lên mặt nước để hít thở không khí nhờ cấu tạo phổi đặc biệt có thể phối hợp với mang để hô hấp. 

Tới khi trưởng thành, chúng bắt đầu tập dần thói quen sống trên cạn vào mùa khô hạn. 

Vào mùa này, chúng đào hang dưới bùn và giấu mình trong chiếc kén được tạo thành từ chất nhờn do cơ thể tiết ra. Tuy nhiên, cá phổi vẫn sẽ để lộ miệng ra ngoài để lấy không khí. Quá trình này tương tự hiện tượng ngủ đông của các sinh vật khác. 

Khi ngủ đông, cá phổi rất hạn chế trao đổi chất. Nhưng ngay khi mùa khô hạn kết thúc, chúng sẽ phá bỏ lớp kén và bắt đầu nạp năng lượng cho cơ thể bù vào thời gian làm tổ trong bùn bằng cách đi kiếm ăn. 

Điểm đặc biệt là cá phổi có khả năng chống chọi trên cạn tới vài năm và do cần không khí để thở ngay trong điều kiện bình thường, nên chúng có thể bị chết đuối nếu ở trong nước quá lâu. 

Cá phổi hiện nay sống chủ yếu ở các vùng nước nông và đôi khi trong các hồ nước lớn ở Châu Phi, Nam Mỹ và Úc. Người ta thường bắt chúng bằng cách đào các lỗ mà chúng đào để làm tổ trên các đầm khô. Dù vậy, không nhiều người thích ăn cá phổi vì thịt của chúng có mùi khá nặng. 

Theo Theo VTC
MỚI - NÓNG