Lò vi sóng có thực sự gây hại cho sức khỏe?

Lò vi sóng có thực sự gây hại cho sức khỏe?
TPO - Liệu đúng hay không việc nấu bằng lò vi sóng gây ảnh hưởng xấu tới thức ăn và những thứ xung quanh? Liệu các bức xạ phát ra từ lò vi sóng có gây hại?

> Cho bé uống sữa bình an toàn

Lò vi sóng có thực sự gây hại cho sức khỏe? ảnh 1

Việc lò vi sóng có phát ra bức xạ là đúng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều loại bức xạ khác nhau và các tia bức xạ của lò vi sóng có cường độ yếu hơn cả tia gamma. Do đó đừng lo lắng về việc bức xạ của lò vi sóng gây đột biến. Lò vi sóng không gây hại nếu cửa lò đã đóng trong quá trình đun nấu. Hiện nay không có loại lò vi sóng nào cho phép nấu nếu cửa chưa được đóng chắc chắn.

Việc đun và làm nóng bằng lò vi sóng có ảnh hưởng tới thức ăn?

Việc nấu hay hâm nóng không làm thay đổi thành phần thức ăn mà nó chỉ giúp làm nóng. Không có bằng chứng nào về việc độc tố hình thành trong đồ ăn hay có các chất gây ung thư. Nếu bạn nấu thức ăn quá lửa, khi đó thành phần dinh dưỡng trong thức ăn mới thay đổi. Do đó có thể kết luận rằng lò vi sóng không gây biến đổi thành phần dinh dưỡng trong đồ ăn.

Lò vi sóng có thực sự gây hại cho sức khỏe? ảnh 2

Vậy làm thế nào để ngăn chặn các tia bức xạ rò rỉ ra từ lò vi sóng?

Nếu cửa lò vi sóng bị hỏng hay đóng không chặt chắc chắn các tia bức xạ sẽ phát ra ngoài gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hãy thực hiện các lời khuyên sau:

1. Đóng chặt cửa lò

2. Thường xuyên kiểm tra xem cửa lò có hoạt động tốt hay không

3. Thường xuyên vệ sinh lau chùi bên trong lò

Ngoài ra, nên sử dụng những vật chứa đồ ăn thức uống phù hợp hay bảo dưỡng lò vi sóng định kỳ để đảm bảo an toàn.

Bản thân lò vi sóng không gây hại tới sức khỏe nếu bạn biết sử dụng đúng cách và cẩn thận.

Mai Khôi
Theo Healthme

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...