Lo nhập siêu quay trở lại

0:00 / 0:00
0:00
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu lượng lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất từ Trung Quốc Ảnh: Như Ý
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam nhập khẩu lượng lớn nguyên phụ liệu cho sản xuất từ Trung Quốc Ảnh: Như Ý
TP - Số liệu từ Tổng cục Thống kê và Bộ Công Thương cho thấy, dịch COVID bùng phát trở lại khiến chuỗi sản xuất gặp vấn đề, hàng loạt mặt hàng đang trong tình trạng nhập nhiều hơn xuất. Chỉ số sản xuất của nhiều ngành hàng cũng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 11,9 tỷ USD, giảm gần 2 tỷ USD so với nửa cuối tháng 4 trước đó. 4 nhóm hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, dệt may. Tính chung từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 116,8 tỷ USD. Ở chiều nhập khẩu, tính chung từ đầu năm, tổng kim ngạch đạt 117,1 tỷ USD.Với mức thâm hụt tới gần 2 tỷ USD trong nửa đầu tháng 5, nên lũy kế từ đầu năm đến 15/5, cán cân thương mại đảo chiều khi nước ta đã nhập siêu 350 triệu USD.

Các nhóm hàng nhập khẩu chính gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phụ liệu dệt may, da, giày, điện thoại và linh kiện, sắt thép. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của nhiều ngành hàng của Việt Nam với trị giá hàng nhập khẩu hơn 20 tỷ USD tính từ đầu năm đến nay.

Với ngành nông nghiệp, số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hết 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu điều nhân đạt 152 nghìn tấn, tăng 8,6% về khối lượng nhưng giảm 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Cũng trong thời gian trên, lượng hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp chế biến tăng 300% về lượng và 323,5% về trị giá so với cùng kỳ của năm trước đó với tổng cộng 1,19 triệu tấn hạt điều trị giá lên tới 1,88 tỷ USD.

Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, do các doanh nghiệp Việt Nam tranh mua nguyên liệu từ các quốc gia trồng điều ở châu Phi, khiến các nhà bán điều thô đẩy giá bán lên cao. Hiệp hội Điều Việt Nam dự báo lượng hạt điều nhập khẩu trong năm 2021 gần 2 triệu tấn. Nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, con số nhập khẩu có thể cao hơn. Ước tính chi phí nhập khẩu điều nguyên liệu trong năm 2021 có thể lên tới 3,2-3,5 tỷ USD và đây có thể là lần đầu tiên xảy ra kịch bản sau 16 năm đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu, ngành chế biến điều của Việt Nam không còn thặng dự thương mại và rơi vào tình thế nhập siêu trong cả năm.

Chịu tác động mạnh của COVID

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, kinh tế Việt Nam hội nhập rất sâu nên sản xuất, xuất khẩu sẽ gắn chặt với nguồn cung nguyên liệu và các thị trường xuất khẩu. Dịch bệnh bùng phát sẽ tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trọng điểm ở khu vực miền Bắc như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… (những địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu từ 10 tỷ USD trở lên) đã và đang tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.