Lo ngay ngáy tìm chỗ gửi con

Gia đình chị Nguyễn Thị Nga (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) nhờ chị họ gần nhà trông giúp con trai nghỉ học vì dịch
Gia đình chị Nguyễn Thị Nga (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) nhờ chị họ gần nhà trông giúp con trai nghỉ học vì dịch
TP - Sau Tết, nhiều phụ huynh có con ở độ tuổi mầm non gặp khó trong việc tìm nơi gửi bởi các trường học tại Hà Nội tiếp tục tạm đóng cửa phòng dịch.

Xoay xở đủ kiểu

Gần đến thời điểm trở lại đi làm sau Tết, chị Nguyễn Thị Thanh, quê ở Nghệ An đang làm việc tại quận Hà Đông (thành phố Hà Nội) nhận được thông báo trường mầm non nơi con gái hơn 3 tuổi của chị theo học tiếp tục nghỉ đến hết tháng 2 để phòng dịch COVID-19. Con nghỉ học, bố mẹ vẫn phải đi làm nên vợ chồng chị Thanh đặt ra nhiều phương án tìm chỗ gửi con để ngày mùng 6 khai xuân, trở lại với công việc. “Sau khi tính toán thiệt hơn, vợ chồng tôi quyết định để con tiếp tục ở lại quê nhà với ông bà nội cho tiện chăm sóc. Quê rộng rãi thoáng mát, có chỗ chơi, bố mẹ yên tâm đi làm. Dù vậy, do xa bố mẹ nên mấy ngày đầu cháu khóc nhiều khiến chúng tôi cũng rất sốt ruột”, chị Thanh nói.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Huy có con 1 tuổi rưỡi, đang học Trường Mầm non Hướng Dương tại quận Thanh Xuân, không thể để con lại cho ông bà, vì con còn quá nhỏ. Kinh tế không khá giả nên hai vợ chồng phải chia nhau vừa đi làm, vừa trông con. 

Việc đưa con đến chỗ làm là một lựa chọn bất đắc dĩ của các bà mẹ, ông bố những ngày này. Chị Nguyễn Bình (nhà ở Linh Đàm, quận Hoàng Mai) mấy ngày nay phải đưa con đến cơ quan. “Bất đắc dĩ chứ cũng bất tiện lắm. Khi nào phòng ít người tôi mới dám đưa cháu vào phòng vì sợ cháu chơi đùa, ảnh hưởng đến các anh chị khác đang làm việc. Cũng tội cho cháu nhưng chưa có cách nào khác. Mong dịch sớm qua để các cháu được an toàn đến trường”, chị Bình nói.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, chuyện giữ trẻ tự phát rất khó khăn trong phòng chống dịch. Cô không nắm được lịch trình của phụ huynh và bé, phụ huynh không nắm được lịch trình của cô. 

ngay ngáy lo dịch

Do nhu cầu gửi trẻ ở độ tuổi mầm non lớn, nên dịch vụ trông trẻ tại nhà cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chị Lê Thị Tình có con 3 tuổi, học trường mầm non tư thục ở quận Nam Từ Liêm cho biết, do công việc nhà nước không thể nghỉ nên đã lên các nhóm xã hội tìm kiếm giáo viên. Có cô gần nhà sau đó gọi điện, nhận chăm sóc bé, cho bé ăn, chơi từ 7h đến 18h với giá 350 ngàn đồng/ngày.

Chị Trần Thị Thụy, trú tại quận Thanh Xuân cũng đang thuê cô giáo chăm con ở nhà. “Tôi tham khảo các mức phí của bạn bè thì mức rẻ nhất là 300 ngàn đồng/ngày. Dù giá hơi cao, nhưng tôi chấp nhận để có người chơi với con. Các cô có kinh nghiệm dạy trẻ nên có thể giúp con học thêm được một số bài hát yêu thích”, chị Thụy nói.

Theo cô Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Dương (quận Hà Đông), giáo viên tư thục gặp nhiều khó khăn khi trường đóng cửa nên họ cố gắng xoay xở tìm việc để có thể duy trì cuộc sống là điều hết sức bình thường. Hơn nữa, việc gửi con là mong muốn của phụ huynh nên nhà trường không ngăn cấm. Khi cô giáo đến nhà trông trẻ thì không gọi là dạy học, mà là chơi cùng con.

“Theo tôi, cả phụ huynh và cô giáo phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống dịch và an toàn thực phẩm. Bản thân phụ huynh phải hỏi kỹ giáo viên, hoặc chắc chắn nữa nên liên lạc trạm y tế của phường, xin thông tin các trường hợp để kiểm tra, nhất là những giáo viên ở quê đến Thủ đô từ các vùng đang có dịch”, cô Mai nói thêm.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.