Liệt sỹ chống Pháp 65 năm chưa được công nhận

Liệt sỹ chống Pháp 65 năm chưa được công nhận
TP - Mặc dù được địa phương khắc tên lên Bia tưởng niệm Liệt sĩ của xã đã 45 năm, đến nay “Liệt sỹ” Nguyễn Hữu Quỳ (SN 1920) trú tại xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) hy sinh từ năm 1951 tại Trại giam Kheo Tù, Hải Phòng vẫn chưa được công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công (TQGC).

Cụ Nguyễn Hữu Quỳ nhập ngũ năm 1946, đi giải phóng quân sang Lào; hy sinh tháng 11/1951 tại Trại giam Kheo Tù, Hải Phòng. Đến tháng 5/2015 Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh mới gửi giấy báo tử. Hồ sơ xin chứng nhận liệt sĩ và đề nghị cấp bằng Tổ quốc ghi công được người con trai duy nhất là Nguyễn Hữu Định (SN 1947, trú tại phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh) 10 năm đi gõ cửa khắp nơi nhưng chưa có kết quả.

“Hàng chục văn bản các cấp trả lời đều đầy đủ điều kiện, thế nhưng chúng tôi đã trải qua hơn 10 năm bổ sung các văn bản, giấy tờ, chứng cứ lịch sử... cuối cùng hồ sơ vẫn trả về”, ông Nguyễn Hữu Định nói.

Theo đó, từ năm 2006 ông Nguyễn Hữu Định bắt đầu làm hồ sơ trình các cấp để cha mình là Nguyễn Hữu Quỳ được công nhận là liệt sỹ. Qua hàng chục văn bản, tờ trình các cấp từ cơ sở lên tận trung ương đều được chấp nhận, kiến nghị lên cấp có thẩm quyền công nhận liệt sỹ và cấp bằng TQGC. “Tuy nhiên, chính quyền các cấp hướng dẫn hết thông tư này đến văn bản khác. Tôi tuổi càng cao, sức khỏe yếu, cuối đời chỉ mong cha mình được chứng thực là một liệt sỹ đúng như bản chất sự việc, một danh dự cho tổ tiên”, ông Định nói. Lý do, theo như ông Định nói: “Hồ sơ lần cuối cùng được Cục có công (Bộ LĐTB&XH) trả về là vì thiếu những chứng từ chế độ được nhận hàng tháng, hàng năm của thân nhân liệt sỹ. Cái mà chúng tôi đang đi tìm, chưa được công nhận liệt sỹ lấy đâu ra chế độ”.

Ông Nguyễn Sỹ Huyền, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) cho biết: “Cụ Nguyễn Hữu Quỳ chính là liệt sỹ được nhân dân suy tôn từ những năm 1962. Chính quyền xã đã thực hiện chế độ quà những dịp lễ, tết và ngày 27/7 hàng năm. Tên ông được khắc vào bia đá danh sách liệt sỹ tại nhà bia tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ của xã; lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Nhượng đã khắc sâu và ghi danh 53 liệt sỹ chống Pháp, trong đó có Nguyễn Hữu Quỳ. Tuy nhiên, đây là một trường hợp đặc biệt thời chống Pháp hiện chưa được công nhận là liệt sỹ, chưa được cấp bằng TQGC”.

MỚI - NÓNG
Nguyên nhân sập cầu Phong Châu
Nguyên nhân sập cầu Phong Châu
TPO - Báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ liên quan vụ sập cầu Phong Châu cho biết bão số 3 đã gây ra mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao. Lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và 7) lúc 10h2 ngày 9/9.