Lịch thi đấu chính thức môn bóng đá nam ASIAD 2018

Lịch thi đấu chính thức môn bóng đá nam ASIAD 2018
TPO - ĐT Olympic Việt Nam, với nòng cốt là lứa cầu thủ U23 vừa giành HCB giải châu Á, đang tràn trề cơ hội đi tiếp vào vòng 1/8 môn bóng đá nam tại ASIAD 2018.

Môn bóng đá nam sẽ khởi tranh đầu tiên tại ASIAD 2018, bắt đầu từ ngày 10/8 đến ngày 1/9 tại các sân cỏ Indonesia. Sau ba lần bốc thăm với nhiều xáo trộn, BTC ASIAD 2018 đã chốt lịch thi đấu chính thức của môn thể thao vua.

Tại giải đấu này, đội tuyển Olympic Việt Nam nằm ở bảng D, sẽ lần lượt gặp Pakistan lúc 16h ngày 14/8, tiếp đó gặp Nepal lúc 19h ngày 16/8 và được nghỉ ba ngày trước khi gặp đối thủ mạnh nhất bảng là Nhật Bản lúc 16h ngày 19/8.

Thầy trò HLV Park Hang-seo có thuận lợi đó là đá cả 3 trận vòng bảng đều trên sân Wibawa Mukti (thị trấn Cikarang, quận Bekasi, miền tây Java, Indonesia) nên sẽ không phải di chuyển địa điểm. Đây là sân đấu mới đưa vào sử dụng năm 2014, với sức chứa 28.000 chỗ ngồi. Trong khi đó, ở lượt trận cuối, Pakistan và Nepal phải đá trên sân Patriot (cũng thuộc Bekasi).

HLV Park Hang-seo đặt mục tiêu cùng Olympic Việt Nam vượt qua vòng bảng. Như vậy, chúng ta, sẽ phải giành ngôi nhất hoặc nhì bảng D, hoặc là 1 trong 4 đội hạng ba có thành tích tốt.

Lịch thi đấu bảng D môn bóng đá nam ASIAD 2018:


Ngày 14/8

16h00: Việt Nam vs Pakistan (sân Wibawa Mukti)

19h00: Nhật Bản vs Nepal (sân Wibawa Mukti)

 
Ngày 16/8

16h00: Pakistan vs Nhật Bản (sân Wibawa Mukti)

19h00: Nepal vs Việt Nam (sân Wibawa Mukti)

 
Ngày 19/8

16h00: Nhật Bản vs Việt Nam (sân Patriot)

16h00: Pakistan vs Nepal (sân Wibawa Mukti)

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.