Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga

Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga
TPO - Ngư lôi là vũ khí đa nhiệm quan trọng của lực lượng hải quân, ngư lôi là vũ khí chủ đạo để diệt các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và các căn cứ quân sự ven biển của đối phương.

Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga

TPO - Ngư lôi là vũ khí đa nhiệm quan trọng của lực lượng hải quân, ngư lôi là vũ khí chủ đạo để diệt các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và các căn cứ quân sự ven biển của đối phương.

Trong chiến tranh hiện đại, ngư lôi còn là phương tiện phóng của các loại vũ khí khác như tên lửa hành trình, tên lửa phòng không...

Ngư lôi 53-65/53-65А

Ngư lôi chống tàu 53 – 65 được thiết kế tại Chi nhánh Lomonoxov Viện nghiên cứu khoa học NII - 400, ( sau đổi tên thành Mortreplotech trên cơ sở của nâng cấp ngư lôi 53-61 theo đề án NIP B-1-51. Chỉ đạo thiết kế- Kỹ sư Kocriakov D.A vào năm 1964 được nhận giải thưởng Lenin của Liên bang Xô viết do có thành tính chế tạo ngư lôi. Hệ thống điều khiển ngư lôi được chế tạo vào năm 1958. Các thử nghiệm của ngư lôi SST bắt đều trên hồ Issyk-Kul vào năm 1961. Thử nghiệm chiến đấu cấp quốc gia với SST kết thúc vào năm 1965 đồng thời cũng vào năm đó, ngư lôi được biên chế vào lực lượng vũ trang Xô viết với mã hiệu 53 - 65.

Vào năm 1969 Chi nhánh Lomonoxov của Viện nghiên cứu khoa học – 400 nâng cấp, cải tiến ngư lôi với mã hiệu 53-65 M đồng thời cũng năm đó cải tiến thành ngư lôi 53-65K với động cơ đốt oxy nhiệt hóa. Ngư lôi 53-65K phương án nâng cấp, cải tiến được thực hiện tại nhà máy trung tâm mang tên S.M. Kirov (thành phố Alma-Ata) không có những yêu cầu kỹ thuật mới. Nhà sản xuất đã sử dụng những bộ phận và thiết bị sẵn có để sản xuất hàng loạt ngư lôi 53-65K.

Trên cấu tạo của ngư lôi 53-65. Chi nhánh Lomonoxov của Viện nghiên cứu khoa học NII-400 vào năm 1967 bắt đầu thiết kế ngư lôi SST-2/53-65 MA cho các tàu ngầm dự án 705 với hệ thống phóng ngư lôi tự động. Trên ngư lôi được lắp động cơ đã cải tiến, hệ thống tự dẫn và điều khiển mới, động cơ được nâng cấp. đầu dẫn của ngư lôi được lắp đặt hệ thống điện tử để đưa thông số bắn vào hệ thống tự dẫn của ngư lôi. Đồng thời theo kinh nghiệm của cơ quan thiết kế nhà máy Kirov, đưa vào bên trong khoang của ngư lôi túi bơm phồng thay cho khoang kín. Thử nghiệm ngư lôi SST – 2/53-65MA/53 – 65A bắt đầu từ năm 1968 và tiếp tục đến năm 1969 trên hồ Issyk-Kul. Các thử nghiệm ngư lôi 53 – 65M/SST – 2 kết thúc vào tháng 12 năm 1969. Ngư lôi 53-65A dành cho tầu ngầm lớp dự án 705 được biên chế vào trong Hải quân xô viết 1973, sản xuất hàng loạt tại nhà máy mang tên S.M. Kirov ( thành phố Alma –Ata). Các thông số về ngư lôi 53-65 được bảo mật.

Ngư lôi 53-65MA
Ngư lôi 53-65MA.
 

Ngư lôi 53-65К

Ngư lôi chống tàu 53 – 65 K là ngư lôi kiểu 53-65 với động cơ ô xy hóa nhiệt sử dụng các bộ phận có sẵn và các giải pháp kỹ thuật của các ngư lôi 53-56, 53-57, 53-58, 53-56ВА và 53-61 được phát triển theo sáng kiến của phòng thiết kế kỹ thuật nhà máy chế tạo xe máy S.M. Kirov (thành phố Alma – Ata) theo chỉ lệnh của giám đốc nhà máy, không có các tiêu chí kỹ thuật, nghiên cứu tiền khả thi và thử nghiệm. Chỉ huy trưởng thiết kế giai đoạn đầu tiên là K.V.Selicov, sau đó là Ginsburs. Phó chỉ huy thiết kế là kỹ sư Baruwbin E.M. Ngư lôi mẫu được thử nghiệm trên hồ Issyk-Kul và trên Biển Đen. Bằng sáng chế cho ngư lôi số №33583 được cấp ngày 22.4.1966. Năm 1967 tiến hành thử nghiệm với thiết bị tự dẫn quang học, nhưng thiết bị tự dẫn quang học hoạt động không tốt.

Ngư lôi được biên chế vào lực lượng vào năm 1969. 100 quả ngư lôi đầu tiên được sản xuất tại nhà máy và được cấp cho các đơn vị hải quân vào năm 1970. Trong giai đoạn năm 1970 – 1971, khi sử dụng tại Vladimiavostoc đã xảy ra 1 vụ nổ gây tổn thất về con người do lỗi kỹ thuật thiết kế. Lỗi kỹ thuật được khắc phục vào năm 1972 và ngư lôi tiếp tục được sản xuất. Ngư lôi có đặc điểm đơn giản về cấu tạo, giá thành thấp, các thông số kỹ chiến thuật phù hợp với tác chiến thông thường do đó ngư lôi được biên chế rộng rãi cho lực lượng Hải quân Xô viết.

Ngư lôi 53-65К lắp cho tầu ngầm lớp Kilo
Ngư lôi 53-65К lắp cho tầu ngầm lớp Kilo .
 

Ngư lôi SET -65

Ngư lôi chống tàu tự dẫn động cơ điện. Thiết kế theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết số №111-463 về việc chế tạo ngư lôi chống tàu ngầm ngày 13.10.1960. Ngư lôi được thiết kế tại Trung tâm phát triển khoa học công nghệ " Gidropribor” nhằm mục đích trang bị cho tầu ngầm nguyên tử hoạt động ở độ sâu lớn. Kỹ sư trưởng thiết kế V.A. Golubcov. Ngư lôi được biên chế vào lực lượng hải quân xô viết vào năm 1965. Nâng cấp và cải tiến SET-65III  được biên chế vào lực lượng năm 1972. Với tên gọi Enot-2 nguồn gốc xuất xứ từ ngư lôi của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga ảnh 3
Ngư lôi СЭТ-65 cắt bổ và chuẩn bị lắp lên tầu ngầm
Ngư lôi СЭТ-65 cắt bổ và chuẩn bị lắp lên tàu ngầm.
 

Ngư lôi UETT/TE-2

Đây là ngư lôi được chế tạo dành cho xuất khẩu, model ngư lôi này là ngư lôi đa nhiệm, tự dẫn điều khiển bằng radar và sonar, sử dụng động cơ điện. Ngư lôi được chế tạo bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ " Gidropribor” trên cơ sở ngư lôi thử nghiệm UETT đa nhiệm điều khiển bằng radar siêu âm động cơ điện được chế tạo vào năm 1987. Mẫu ngư lôi được chế tạo dành cho xuất khẩu là USET-80KM với hệ thống điều khiển bằng sonar. vào những năm 1990 – 2002 Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ Hydropribor theo hợp đồng với Trung Quốc đã thiết kế ngư lôi UETT- sản phẩm đã được thiết kế, ngư lội hoạt động hoàn hảo, các chi tiết kỹ thuật và hồ sơ thiết kế sản phẩm được giao cho Trung Quốc.

Theo thông tin của năm 2009, trên cơ sở ngư lôi UETT đã chế tạo ngư lôi dành cho tàu ngầm đa nhiệm dự án 677 Lada với tên gọi là TE-2 vào năm 1990. Ngư lôi TE-2 được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu tàu ngầm, chiến hạm nổi và các căn cứ quân sự hải quân ven biển. Sản xuất hàng loạt ngư lôi được giao cho nhà máy "Dvigatrel” thành phố (St. Petersburg). Thử nghiệm ngư lôi TE-2-02 được tiến hành vào năm 2007. Ngư lôi được đưa vào sản xuất dành cho xuất khẩu từ năm 2009 và có một tên gọi ngoài văn bản (Đồ chơi).

Lạnh gáy với kho ngư lôi 'khủng' của Nga ảnh 5
 

Ngư lôi SAET-50

Ngư lôi chống tàu tự dẫn thủy âm động cơ điện SAET50 là ngư lôi đa nhiệm được chế tạo dựa theo mẫu ngư lôi T-5 của Phát xít Đức (1943). Nghiên cứu thiết kế được bắt đầu từ năm 1945 của Trung tâm nghiên cứu khoa học NII-400 (Hiện nay – Trung tâm nghiên cứu khoa học Hydropribor) dưới sự chỉ đạo của N.N.Samarina với sự tham gia của các chuyên gia Trung tâm nghiên cứu NIMTI ( Trung tâm nghiên cứu khoa học Thủy lôi và Ngư lôi) và Phòng nghiên cứu thiết kế của nhà máy Dvigatrel. Mẫu ngư lôi được sử dụng để mang đầu tự dẫn thủy âm là ngư lôi động cơ điện ET-80 ( sản xuất năm 1942) trên ngư lôi lắp thiết bị tự dẫn thủy âm chế tạo theo mẫu của ngư lôi Đức (SSH) mã hiệu là SAET. Năm 1946 trên biển Caspian trong khu vực Makhachkala đã tiến hành phóng thử 2 loại ngư lôi để so sánh thông số kỹ thuật copy SAET của nhà máy Dvigatrel và Ngư lôi T-5 của Đức. Tiến hành phóng thử nghiệm 117 ngư lôi, 41 trong số đó theo mục tiêu tầu cơ động. Thử nghiệm cho thấy ngư lôi của nhà máy hoàn toàn không kém về thông số kỹ chiến thuật khai thác sử dụng so với T-5 của Đức. Khi ngư lôi được đưa vào sản xuất, nhà máy đã triển khai lắp đặt các động cơ điện ET-6 trên các ngư lôi mới SAET và ngư lôi mới mang tên SAET-2. Kỹ sư – chỉ huy trưởng thiết kế là A.V. Kossov và A.G. Beliakov.

Thử nghiệm của nhà máy SAET-2 được triển khai từ tháng 3 đến tháng 8.1949. Trong quá trình thử nghiệm đã phóng 218 ngư lôi, trong đó có 107 ngư lôi vào mục tiêu là tầu. Thử nghiệm kiểm tra cấp quốc gia từ tháng 12.1949 đến tháng 4.1950. Trong quá trình thử nghiệm cấp quốc đã bắn thử 76 ngư lôi, 47 ngư lôi trong số đó vào mục tiêu tàu chiến, 2 quả đạn mang đầu nổ tiêu chuẩn. Để kiểm tra độ chính xác của ngư lôi khi tấn công mục tiêu đã tiến hành phóng 30 ngư lôi trong điều kiện đánh đêm, ngư lôi được trang bị đèn tín hiệu để xác định khả năng đánh trúng mục tiêu. Trong tất cả các lần bắn thử nghiệm, ngư lôi đều tấn công đúng đáy tàu, khu vực chân vịt. Quá trình thử nghiệm đã SAET-2 đã bắn tổng số 430 ngư lôi, trong đó 195 quả theo mục tiêu tàu chiến cơ động.

Ngư lôi САЭТ-50 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của CCCP
Ngư lôi SAEТ-50 do Trung Quốc sản xuất theo giấy phép của Liên Xô.
 

Ngư lôi 53-61/53-61М

Ngư lôi chống tàu tầm xa, không dấu bọt nước, tự dẫn 53-61M là ngư lôi tấn công các tàu nổi tầm xa. Đây là ngư lôi tự dẫn đầu tiên của Liên bang Xô viết tự thiết kế. Mẫu thiết kế đầu tiên của ngư lôi do Chi nhánh Lomonoxov thuộc Trung tâm nghiêu cứu thử nghiệm khoa học NII-400 (NII-Mortreplotechnika). Chi nhánh Lomonoxov đã phát triển ngư lôi 53-57 với nội dung chủ yếu là tăng cường các thông số kỹ thuật, sử dụng những thành quả nghiên cứu được của Cơ quan thử nghiệm các thiết kế kỹ thuật OKR "Alligator” về động cơ đồng thời cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu được trên ngư lôi TAN-53 của NII-400 về hệ thống điều khiển ngư lôi. Chỉ huy trưởng thiết kế-V.S.Osipov, phó chỉ trưởng thiết kế A.A.Panov, chỉ đạo thết kế hệ thống điều khiển "A” (Hệ thống điều khiển ngư lôi – Adromeda) A.A. Kostrov chủ nhiệm thiết kế bộ phận kích nổ không tiếp xúc "N” và Sliatrenco V.N vào năm 1957 thuộc NII-400 đã phát triển và thiết kế hệ thống điều khiển ngư lôi.

Thử nghiệm ngư lôi DBST bắt đầu được tiến hành trên Biển Đen, khu vực làng Ordzhonikidze thuộc Feodosi vào cuối tháng 10 sang đầu tháng 11.1957. Biên chế vào lực lượng Hải quân Xô viết vào năm 1962. Sản xuất dây chuyển tại nhà máy chế tạo máy mang tên S.M.Kirov ( thành phố Alma-Ata). Nhờ thành tích chế tạo thành công ngư lôi, 2 nhà thiết kế là V.S.Osipov và A.A. Kostrov được nhận giải thưởng Lenin.

Sau quá trình thử nghiệm, ngư lôi được sản xuất trên dây chuyền của nhà máy Alma-Atin Ngư lôi được sử dụng để thí nghiệm trên hồ Issyk-Kul. Tiếp sau thành công của cuộc thử nghiệm, theo quyết định của Liên bang xô viết, ngư lôi được lắp đặt đầu đạn hạt nhân chiến thuật và ngư lôi được thử nghiệm với đầu đạn hạt nhân tại khu vực trường bắn trên Newland. Ngày 27.10.1961, đã tiến hành thử nghiệm thành công hai lần phóng ngư lôi 53-61 với đầu đạn hạt nhân.

 Mẫu ngư lôi 53 - 61 trong phòng huấn luyện chiến đấu
Mẫu ngư lôi 53 - 61 trong phòng huấn luyện chiến đấu.
 

Ngư lôi 53-58

Đây là ngư lôi phóng theo đường ngắm thẳng mang đầu đạn hạt nhân. Phát triển ngư ngôi bắn thẳng với đầu đạn hạt nhân T-5 được NII-400 (SNII – Gidropribor) bắt đầu vào năm 1953. Chỉ huy thiết kế ngư lôi- A.M. Borusko, theo thông tin của SNII – Hydropribor và sau đó là Koliadin - V.A.Kalutaev, tiếp sau là G.I.Porstnov. Đầu đạn hạt nhân được chế tạo bởi Trung tâm nghiên cứu vũ khí hủy diệt lớn, Bộ quốc phòng KB-11 Liên bang xô viết dưới sự chỉ đạo của Iu. B. Xariton. Đầu đạn, hệ thống kích nổ tự động được sản xuất và lắp đặt tại chi nhánh của KB-11 tại Moscow. Thiết kế chính kỹ sư trưởng N.L.Duxov.

Lần thử nghiệm thứ 1 được triển khai trên bãi thử Semipalatinsk và ngày 19.10.1955. Thử nghiệm không thành công, khối nổ mồi không kích nổ đầu đạn hạt nhân (đây cũng là trường hợp duy nhất của lịch sử thử đầu đạn hạt nhân Xô viết). Khi tiến hành thử nghiệm ngư lôi trên hồ Ladozh khi bắn 15 quả đạn thì có 4 quả ngư lôi không đi hết được đoạn đường đến mục tiêu và nổ sớm, do công tắc thủy tĩnh hoạt động sớm. Lỗi kỹ thuật do khoảng nhiệt độ hoạt động của đầu đạn là – 0 đến 25oC, do ngư lôi không được sấy ấm nên không hoạt động theo chương trình, khiếm khuyết nhanh chóng được loại bỏ. Theo chỉ lệnh của Bộ quốc phòng Liên bang, ngày 13.4.1955 trên bãi thử Newland tiến hành thử nghiệm ngư lôi T-5 mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Ở độ sâu 12 m vụ nổ đã đánh chìm tàu ngầm quét mìn mục tiêu mẫu 253 .

Ngư lôi 53-58
Ngư lôi 53-58.
 

Ngư lôi SAET 60/60M

Ngư lôi chống tàu tự dẫn thủy âm động cơ điện có tầm hoạt động xa được phát triển bởi Cơ quan thiết kế của nhà máy "Dvigatrel” đồng phối hợp với Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm khoa học công nghệ NII-400 ( ngày nay là SNII Gidropribor) Chỉ huy trưởng thiết kế P.V.Matveev. Ngư lôi bắt đầu được nghiên cứu thiết kế từ năm 1957 được đưa vào biên chế vào tháng 2.1960. Ngư lôi nâng cấp SAET-60M được đưa vào biên chế vào năm 1969. Sản xuất theo dây chuyền tại nhà máy Dagdisel thành phố Kaspiisk, nước cộng hòa Daghestan.

Ngư lôi SAET 60/60M
Ngư lôi SAET 60/60M.
 

Ngư lôi USET-80/80K

Ngư lôi đa dụng tự dẫn động cơ điện USET-80 là ngư lôi được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm HII " Gidropribor” kết quả của việc nghiên cứu thiết kế trong một cuộc cạnh tranh phát triển ngư lôi UST được lực lượng hải quân nêu lên vào năm 1964 và kết thúc vào năm 1975. Chỉ huy trưởng thiết kế là A.V.Sergeev. Sau một thời gian dài nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm, ngư lôi UST-A Tamga dưới mã hiệu USET-80 được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân Xô viết vào năm 1980.

Sau khi nhận vào biên chế, trong quá trình khai thác sử dụng, Hải quân đã vấp phải nhiều lần bắn trượt khi thực hành tác chiến tại Hạm đội Biển Bắc. Thực tế do điều kiện thử nghiệm ở khu vực Biển đen, nước sâu, các đầu tự dẫn Vodopad (Thác nước) cho phép bán kính vòng tìm kiếm mục tiêu là đối với những tàu ngầm không thay đổi quỹ đạo, không luồn lách. Nhưng khi thực hành trên Biển Bắc, đặc biệt là khu vực có vùng nước nông, kết quả phát bắn không được tin cậy. Vào năm 1988, trên ngư lôi USET-80 lắp đặt các đầu dẫn mới Keramida, ngư lôi được đưa vào biên chế cho lực lượng hải quân vào năm 1989 dưới mã hiệu là USET-80, ngư lôi được sản xuất trên dây chuyền tại nhà máy Dagdisen (thành phố Kasnii, nước cộng hòa Daghestan.

Ngư lôi УСЭТ-80
Ngư lôi УСЭТ-80.
 

Ngư lôi UST

Ngư lôi tự dẫn UST là ngư lôi tự dẫn theo dự án 1964. Theo cuộc đua sản xuất ngư lôi kiểu UST tự dẫn đa nhiệm. Các nhà chế tạo đã nghiên cứu 2 mẫu động cơ, đông cơ nhiệt và động cơ điện. Ở độ sâu đến 600m ngư lôi nhiệt năng hoạt động tốt hơn ngư lôi sử dụng động cơ điện năng, nhưng cũng có những thông tin cho rằng, không lâu nữa người Mỹ sẽ có những tàu ngầm có thể lặn đến độ sâu 1.000m, do đó các ngư lôi sử dụng động cơ điện đã thắng thế. Nguồn điện sử dụng cho động cơ là các bình ắc quy kiểu lắp đặt trên ngư lôi Mk-44 của Mỹ, sử dụng phản ứng giữa nước biển và các chất hóa học để sinh điện (BXIT). Ngư lôi UST được phát triển tại cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ SNII Gidropribor kết thúc vào năm 1975, với thành quả là ngư lôi USET-80.

Ngư lôi TEST 71/71M

Ngư lôi chống ngầm điều khiển bằng sonar, radar động cơ điện, đầu tự dẫn mẫu thiết kế Test 71M được phát triển bởi SNII-173 (SNIIAG) và SNII Gidropribor theo dự án chế tạo ngư lôi Delphin-2. Chỉ huy trưởng thiết kế: Z.M.Persiv và M.P.Baluev , đồng bộ hóa nguồn thiết kế - V.A.Golubcov. Nhiệm vụ của HIP bao gồm lắp đặt hệ thống điều khiển radar-sonar cho ngư lôi tự dẫn SET – 65. Thử nghiệm hệ thống điều khiển ngư lôi Delphin -2 được triển khai trên biển Ban Tích và hồ Ladozd. Ngư lôi và hệ thống điều khiển Delphin – 2 được đưa vào biên chế với mã hiệu TEST 71 và KTU-71 vào năm 1971. Sau này ngư lôi được cải tiến thành ngư lôi TEST – 71M. Mẫu nâng cấp TEST – 71ME-HK đa dụng và có thể sử dụng cho tất cả các loại tàu mang ngư lôi.

Ngư lôi ТЭСТ-71

Ngư lôi Shkval VA 'Cơn gió giật'

Shkval VA-111 (tiếng Nga: шквал – nghĩa là Cơn gió giật) là một trong những loại ngư lôi-tên lửa ứng dụng công nghệ siêu khoang và động cơ phản lực để đạt được tốc độ “kinh hoàng” là 200 hải lý, tương đương với 370km/h. Cho đến nay, Shkval vẫn chưa có đối thủ nhờ công nghệ siêu khoang rất đặc biệt là nhiên liệu cháy sử dụng trong môi trường nước.

Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 1960. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm "Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên Xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Siêu ngư lôi 'Cơn lốc'
Siêu ngư lôi 'Cơn gió giật'.

Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dầy có hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi.

Khi đạt tốc độ đến 80m/s ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao trùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa.

Người Mỹ gọi Shkval là 'sát thủ' tầu sân bay và tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tàu sân bay hoặc một cụm tàu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval là hoàn toàn không thể, trong vòng 100s tên lửa-ngư lôi bay đến mục tiêu.

Không có một tàu tuần dương hoặc một tàu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15 đến 20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn đồng thời, số phận chiến hạm coi như đã an bài.

Trịnh Thái Bằng

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.