Lắng nghe cơ thể để nhận biết bệnh phụ khoa

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, các trường hợp nhiễm bệnh phụ khoa mỗi năm tăng từ 15-27%. Nó gióng lên hồi chuông báo động đỏ về nguy cơ sức khỏe của phụ nữ.

Bệnh phụ khoa có nguy hiểm không?

Theo BS. Nguyễn BíchThủy, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Bệnh phụ khoa là bệnh xuất phát từ bộ phận sinh dục nữ, với một triệu chứng chung trong hầu hết các trường hợp là sự biểu hiện của huyết trắng, giới chuyên môn còn gọi là viêm sinh dục nữ.

Các triệu trứng lâm sàng của bệnh là ra nhiều huyết trắng hôi, ngứa, cảm giác nóng rát ở bộ phận sinh dục, có thể kèm với cảm giác đau khi giao hợp. Đây là bệnh lý rất thường gặp ở phái nữ, không trừ bất cứ lứa tuổi nào.

Bệnh phụ khoa không gây tử vong tức thời nhưng mang đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt cá nhân và gia đình cũng như có ảnh hưởng rất xấu đến tâm sinh lý của người phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị muộn hoặc không đúng cách sẽ khiến bệnh diễn biến kinh niên, để lại những di chứng như teo hẹp vòi trứng, gây vô sinh hoặc thai ngoài tử cung. Với người đang mang thai có thể gây sẩy thay hoặc sinh non.

Bệnh phụ khoa do đâu?

Bệnh phụ khoa bao gồm: viêm âm hộ - âm đạo thường do vi trùng, nấm, trùng roi, lậu. Tùy theo từng loại gây bệnh sẽ có những biểu hiện bên ngoài khác nhau:

- Vi trùng gây bệnh thì huyết trắng có thể có màu xám, có mùi tanh như mùi cá, nhất là sau khi quan hệ vợ chồng.

- Do trùng roi gây bệnh thì thường là lây qua đường tình dục, huyết trắng như mủ, mùi hôi, ngứa âm hộ. Phụ nữ thường bị nhiễm bệnh phụ khoa do nấm nhất. Huyết trắng nhiều có khi loãng hay đặc, trắng đục, có cảm giác đau ngay khi không có quan hệ tình dục, nóng rát âm hộ, ngứa, tiểu rát.

- Bệnh phụ khoa cũng có thể do bệnh lậu. Nếu người mẹ bị mắc bệnh lậu khi mang thai sẽ ảnh hưởng lên trẻ sơ sinh (dễ thấy nhất là gây mủ ở mắt trẻ).

- Viêm âm đạo thường do lậu cầu và vi khuẩn không đặc hiệu gây lên. Nguyên nhân là do tiếp xúc với bụi bẩn, nguồn nước dơ bẩn... gây viêm nhiễm bộ sinh dục ngoài và cả viêm âm đạo bên trong nếu quá, cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, viêm âm đạo thường xảy ra ở một số trường hợp như: thụt rửa âm hộ, âm đạo một cách bừa bãi, dùng những chất sát khuẩn đậm đặc, thuốc rửa vệ sinh phụ nữ pha không đúng nồng độ làm bỏng, khô da…

Giữ vệ sinh không đúng cách đang là một trong những nguyên nhân của viêm nhiễm phụ khoa - ngày càng trở thành căn bệnh ám ảnh số đông phụ nữ.

Lời khuyên của bác sĩ

1. BS. Nguyễn Bích Thủy (Bệnh viện phụ sản Hà Nội, Đê La Thành) khẳng định: Không phải bất cứ sự xuất hiện huyết trắng là đều gây bệnh lý. Chúng ta cần phân biệt bệnh phụ khoa với huyết trắng sinh lý bình thường: thường loãng, có màu trắng đục hoặc trắng trong như lòng trắng trứng sống, thay đổi theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt (nhiều lúc giữa kỳ kinh nguyệt và một tuần trước khi kỳ kinh nguyệt xảy ra), nhưng không quá nhiều và không gây những chứng khó chịu. Đặc biệt huyết trắng sinh lý xuất hiện trong vài ngày, không gây viêm nhiễm như các trường hợp trình bày trên. Các chị em phụ nữ chỉ cần tắm rửa, giữ vệ sinh hàng ngày và thay quần lót.

2. Việc giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa bệnh tật liên quan đến phụ khoa. Đối với bên ngoài, cần vệ sinh âm hộ sạch sẽ mỗi ngày. Nếu muốn sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ thì có thể chọn loại dung dịch phù hợp, không chứa quá kiềm như Lactacyd FH vì sản phẩm này chứa những thành phần tự nhiên (acid lactic) và không sử dụng hoá chất sát khuẩn mạnh.

Cũng giống như việc vệ sinh cơ thể như tắm gội, các chị em phụ nữ nên vệ sinh vùng kín hàng ngày đặc biệt là sau khi sinh hoặc trong những ngày có kinh nguyệt. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn mội trường tự nhiên của âm đạo.

Chú ý: Môi trường tự nhiên của âm đạo có độ pH = 3,8-4,8, nếu khi bị nấm ngứa người bệnh sử dụng loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 (thấp hơn độ pH của âm đạo) sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Những loại thuốc vệ sinh phụ nữ có độ pH dưới 4,5 chỉ dùng trong trường hợp không nhiễm nấm.

3. Điều quan trọng nhất đối với chị em phụ nữ là nhận biết những bất thường để kịp thời đi khám bệnh tại các cơ sở y tế tin cậy có đầy đủ phương tiện chẩn đoán chính xác, được điều trị đúng cách và tuân thủ đúng sự hướng dẫn điều trị của người thầy thuốc và trở lại tái khám đúng theo qui định để việc chữa trị tốt hơn.

5. Chú ý nếu đã lập gia đình, chữa đồng thời cả hai vợ chồng sẽ chữa được dứt điểm. Nên nhớ đây là bệnh có thể gặp ở mọi phụ nữ từ trẻ em gái đến người già, lây do sử dụng chung chậu giặt, nguồn nước nhiễm trùng roi... Vì vậy, kể cả trẻ em và phụ nữ chưa lập gia đình, khi mắc bệnh cũng không nên ngần ngại hãy đến cơ sở y tế có chuyên khoa phụ hoặc trung tâm kế hoạch hóa gia đình để được khám và tư vấn cách chữa trị.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG