Theo nguồn tin, các đặc điểm của tiêm kích tương lai thế hệ thứ 6 hiện vẫn chưa được hình thành, tuy nhiên có thể dẫn ra các điểm sau: Không có phi công, có khả năng tự động thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. “Còn về trí tuệ nhân tạo và khả năng độc lập thì Okhotnik sẽ là nguyên mẫu của loại máy bay này” – chuyên gia này giải thích.
Nguồn tin cũng chỉ ra rằng, Okhotnik có thể độc lập bay, thực hiện các nhiệm vụ và hạ cánh xuống căn cứ. Nhưng điều duy nhất là hiện nó chưa có chức năng ra quyết định đối với việc sử dụng vũ khí – mà điều này vẫn do con người quyết định.
Đầu tháng 7/2018 vừa qua có thông tin cho rằng, các cuộc thử nghiệm bay với Okhotnik phải được bắt đầu trong năm 2018. Chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái này được thực hiện vào tháng 6/2018.
Thông tin về việc chế tạo máy bay không người lái này xuất hiện từ năm 2012. Sau đó người ta khẳng định rằng, các hoạt động nghiên cứu khoa học đối với Okhotnik nhằm tạo ra một loại máy bay tấn công không người lái có trọng lượng tới 20 tấn đang được thực hiện tại hãng Sukhoi và Mig. Cấu trúc của máy dự kiến sẽ được trang bị theo cơ cấu mô-đun, điều này cho phép thay đổi trọng tải tùy thuộc vào loại nhiệm vụ chiến đấu. Tốc độc tối đa của máy bay không người lái này là khoảng 1.000 km/h.
Sản phẩm đầu tiên của nó sẽ hoàn thành trong năm 2018, sau đó sẽ được đưa vào trang bị trước năm 2020. Ngân sách cho dự án Okhotnik vào khoảng 1,6 tỷ rúp.
Ở thời điểm hiện tại vẫn chưa có tiêm kích thế hệ thứ 6. Những tiêm kích thế hệ thứ 5 đã được đưa vào trang bị gồm 3 loại: F-22 Raptor của Mỹ (2005), F-35A/B (2015) và J-20 (2017) của Trung Quốc. Còn F-35C của Mỹ, Su-57 của Nga, J-31 của Trung Quốc và X-2 (ATD-X) của Nhật Bản chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm bay.