Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chính quyền phường An Hưng (TP Thanh Hoá) cho biết, người trông coi chùa Quán Thánh (thuộc cụm di tích cấp Quốc gia) đã tự ý thuê người tô vẽ, sơn sửa mới hàng loạt linh vật, bia, tượng, tranh tường... làm sai lệch, huỷ hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật.

Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hoá cho thấy, tại chùa Quan Thánh, toàn bộ hệ thống bia ma nhai (12 tấm bia); 3 bức dạng đại tự chữ Hán và hệ thống các pho tượng khắc trên vách đá phía ngoài và trong vòm hang (gồm 3 tượng quan phía ngoài hang, 5 tượng quan phía trong); 2 tượng linh vật (voi, ngựa)... thế kỷ XVI-XVII của di tích đã bị tô vẽ, phun, phủ sơn công nghiệp.

Riêng tấm bia ma nhai niên đại Cảnh Hưng 47 đã bị khoan, chôn, đóng thanh sắt vuông vào giữa hai hàng chữ Hán, làm nứt, tách vỡ một phần mặt bia, mất một chữ Hán.

Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 1

Chùa Quan Thánh trên vách núi Nhồi

Từ kết quả kiểm tra trên, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá khẳng định: Việc tự ý tô vẽ, sơn vào hệ thống hiện vật có niên đại thế kỷ XVI-XVII, khoan chôn sắt vào hiện vật bia thuộc di tích và sử dụng đất di tích, tự ý điều chỉnh, thiết hụt diện tích đất khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền đã làm sai lệch, huỷ hoại, thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hoá.

Liên quan đến việc này, ngày 10/11, UBND phường An Hưng (TP Thanh Hoá) có báo cáo giải trình về sai phạm xảy ra tại chùa Quan Thánh, thuộc cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi) là cụm di tích cấp Quốc gia được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận năm 1992.

Theo đó, số bia, chữ, linh vật, tượng… tại chùa được xác định sơn mới các thời điểm trước năm 2013 và năm 2019. Người chỉ đạo sơn các tượng, bia… từ năm 2019 là bà Lê Thị Thịnh – người trông coi chùa; người thực hiện sơn là ông Cao Xuân Tuấn (xã Xuân Bình, huyện Như Thanh).

Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 2

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi lãnh đạo TP Thanh Hoá xử lý nghiêm vi phạm tại di tích chùa Quan Thánh.

Theo chính quyền phường An Hưng xác định, thời điểm sơn trước năm 2013 đã được người quản lý tại chùa sơn lại từ lâu, không xác định được chính xác năm sơn lại. Năm 2018, bà Lê Thị Thịnh được anh Lê Đình Liêm là người trông coi chùa trước bàn giao lại việc trông coi chùa. Trong thời gian trông coi chùa, quản lý tại chùa, bà Thịnh thấy các bức bia, tranh chữ, linh vật bị mốc đen nên tháng 7-8 năm 2019, bà đã thuê ông Cao Xuân Tuấn sơn mới 4 bức bia ở phía Đông của chùa và sơn lại các bức bia còn lại, linh vật, tượng đá với kinh phí 8 triệu đồng. Bà Thịnh tự bỏ tiền ra để thuê người sơn lại.

Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 3
Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 4

Nhiều tượng, linh vật đã được người trông coi tự ý tô vẽ

Ngoài ra, khoảng tháng 6-7 năm 2021, bà Thịnh tự ý thuê anh Lê Văn Lâm (phường An Hưng) dựng thêm một cột bằng kim loại và khoan 1 lỗ vào tấm bia trên vách núi của chùa để gia cố phần mái che đã có từ trước với kinh phí 400 nghìn đồng.

Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 5

Sơn công nghiệp được phủ lên các bức tượng, bia tại di tích

Việc bà Thịnh thuê người sơn mới, khoan vào bia đá không có báo cáo với cán bộ phụ trách cũng như các cấp có thẩm quyền.

Báo cáo của phường An Hưng cũng nêu, hiện khu vực đất chùa Quan Thánh có 8 hộ dân lấn chiếm sử dụng đất vào mục đích đất ở và sản xuất kinh doanh khoảng từ thời điểm 1992-1998 với tổng diện tích 1.786 m2…

Liên quan sự việc nêu trên, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi lãnh đạo TP Thanh Hoá xử lý nghiêm vi phạm tại di tích chùa Quan Thánh.

Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 6
Làm rõ người tô vẽ, huỷ hoại di tích cấp Quốc gia ảnh 7

Người trông coi di tích tự ý bỏ tiền, thuê người để tô vẽ, sơn mới lại các bia, linh vật...

Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, chùa Quan Thánh là loại di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại vô cùng độc đáo của Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung, bởi hệ thống tượng pháp, bia, đại tự... phong phú, dày đặc có từ thế kỷ XVI-XVII, được tiền nhân tạc trực tiếp vào kiến trúc của di tích (các vách, vòm trần hang chùa) là những yếu tố gốc cực kỳ độc đáo cấu thành di tích kiến trúc nghệ thuật mà không nơi nào có được.
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.