Làm báo Việt trên đất Mỹ

Nguyên Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp và Đại sứ VN tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường trên bìa Việt Weekly (ảnh nhỏ). Nguyễn Trường - Tổng Thư ký tòa soạn tờ Việt Weekly (ảnh lớn)
Nguyên Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp và Đại sứ VN tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường trên bìa Việt Weekly (ảnh nhỏ). Nguyễn Trường - Tổng Thư ký tòa soạn tờ Việt Weekly (ảnh lớn)
TP - Theo luật Mỹ, mở một tờ báo chỉ cần xin giấy phép kinh doanh (business licence) và bỏ một chi phí không đáng kể. Chính vì thế, ai cũng có thể mở một tờ báo và việc on- off (mở cửa- đóng cửa) của một tờ báo cũng diễn ra như cơm bữa.

> Đoàn nhà báo kiều bào giao lưu với báo Tiền phong
> Đoàn nhà báo kiều bào về nước dự Hội thảo

Mô hình chung của các tờ báo Việt tại Mỹ là khá gọn nhẹ, chỉ chừng hơn 10 người, thậm chí có những tờ báo được gọi vui là one man band (nhóm một người).

Nguyên Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp và Đại sứ VN tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường trên bìa Việt Weekly (ảnh nhỏ). Nguyễn Trường - Tổng Thư ký tòa soạn tờ Việt Weekly (ảnh lớn)
Nguyên Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp và Đại sứ VN tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường trên bìa Việt Weekly (ảnh nhỏ). Nguyễn Trường - Tổng Thư ký tòa soạn tờ Việt Weekly (ảnh lớn).
 

Cuộc trò chuyện với những người làm báo tiếng Việt tại Mỹ nhân dịp họ về Việt Nam dự hội thảo Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam và Giữ gìn tiếng Việt lần này khiến tôi có cái nhìn khác hắn.

Tòa soạn một người

Điển hình cho mô hình tòa soạn một người là chương trình truyền hình mang tên khá lạ PhốBolsaTV mà anh Vũ Hoàng Lân vừa là nhà quay phim, dựng phim, sản xuất, vừa là người phát hành, quảng bá.

Giải thích cho cái tên này, anh Lân cười nói: “Bolsa Avenue là con đường huyết mạch tập trung rất đông người Việt ở Little Saigon, thuộc quận Cam, bang Nam California. Có thể nói đây là con đường có mật độ người Việt đông nhất thế giới ngoài Việt Nam. Còn từ Phố nghe hay hay, là lạ. Thế là tôi lấy luôn chương trình là PhốBolsaTV”.

Kể từ khi ra đời đến nay hơn một năm, chương trình này bắt đầu gây được tiếng vang vì những đoạn video clip thu hút khán giả... trên Youtube. Anh Lân cho biết, chủ trương của anh là phản ánh cuộc sống người dân nơi đây, nên anh không làm về những sự kiện kiểu trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt, mà tập trung vào việc hai người Việt cùng tranh nhau một chức vụ trong cộng đồng, hay cô ca sỹ từ Việt Nam sang và đã thu hút nhiều người xem.

Các nhà báo Việt tại Mỹ phỏng vấn nhà báo Hoàng Hải, TBT Tuần Tin Tức, CHLB Đức . Ảnh: lan anh
Các nhà báo Việt tại Mỹ phỏng vấn nhà báo Hoàng Hải, TBT Tuần Tin Tức, CHLB Đức. Ảnh: Lan Anh.
 

Vũ Hoàng Lân tự hào khoe, đây có thể là chương trình phản ánh cuộc sống người dân địa phương một cách trung thực nhất, đầy đủ nhất dù ở đây cũng có nhiều chương trình truyền hình lớn của người Việt được xem nhiều như SaigonTV, Little Saigon TV, VBS, VAM hay nhiều chương trình truyền hình khác mà anh không thể nhớ hết.

Nếu như các đài truyền hình người Việt ở đây được người xem đón nhận qua TV thì chương trình truyền hình PhốBolsaTV được xem trên... Youtube - mạng xã hội chuyên đăng tải các đoạn băng video miễn phí. Chính vì thế, kinh phí ban đầu cho sự ra đời của PhốBolsaTV chừng khoảng 10.000 USD gồm chi phí mua máy quay, máy dựng, microphone và thuê đường truyền Internet.

Làm báo ở Mỹ có thuận lợi là họ chấp nhận nhiều xu hướng khác nhau, coi trọng phát triển xu hướng riêng. Tuy nhiên, nghề báo ở Mỹ cũng không phải là nghề dễ kiếm tiền. Vì thế nó không thu hút lực lượng trẻ. Người dân ở Little Saigon thường nói vui rằng, ghét đứa nào thì rủ nó đi làm báo” - Vũ Hoàng Lân, nhà sản xuất PhốBolsaTV.

 

Anh Lân cho biết, nếu không có đam mê, thì 100.000 USD cũng chưa chắc làm được. Trước khi anh có ý định làm truyền hình, nhiều người khuyên anh nên làm một kế hoạch chi tiết về dự định của mình và kêu gọi nhà đầu tư. Anh bảo, làm như vậy chắc đến già cũng chưa tìm được nhà đầu tư. Anh quyết định cứ làm điều mình thích, rồi nhà đầu tư sẽ tìm đến với mình.

Cứ có tiền lúc nào, anh lại nâng cấp máy móc, mua thêm microphone để phục vụ cho các cuộc phỏng vấn nhóm. Do đó, trong vòng hơn một năm, PhốBolsaTV đã đưa lên mạng hơn 600 đoạn video và bắt đầu thu được tiền từ Youtube do được hưởng phần trăm tỉ lệ ăn chia từ số lượng người vào xem chương trình này trên Youtube. Cũng bắt đầu có nhà đầu tư liên lạc với anh.

Tờ báo mạng kbchn.com (được gọi là kbc hải ngoại) của ông Nguyễn Phương Hùng ở Westminster, thuộc tiểu bang California, thủ đô của cộng đồng tị nạn, cũng chính là mô hình one man band. Vốn là kỹ sư lập trình, nên so với thế hệ Việt kiều thứ 1 ở Mỹ, ông Hùng là một trong số những người thông thạo máy tính.

Bức xúc trước việc nhiều chuyện trong cộng đồng được phản ánh không đúng sự thật, ông đã lập trang web tiếng Việt với mục đích đưa tới cộng đồng những điều có thật.

Trước đó, ông đã từng lập trang web cá nhân cho ca sỹ Lệ Hằng - vợ ông và một số ca sỹ khác với mục đích tạo diễn đàn trao đổi giữa ca sỹ và những người hâm mộ. Một mình ông già ngoài 60 tuổi, lọ mọ đi sinh hoạt cộng đồng rồi phản ánh những điều mắt thấy tai nghe lên mạng, chứ không phải những luận điệu xuyên tạc như nhiều tờ báo tiếng Việt tại đây.

Nhà báo Vũ Hoàng Lân, Nhà sản xuất PhốBolsaTV. Ảnh: Mai Xuân Tùng
Nhà báo Vũ Hoàng Lân, Nhà sản xuất PhốBolsaTV. Ảnh: Mai Xuân Tùng.

Có những sự kiện ông không có điều kiện tham gia, ông mua lại thông tin và phản ánh thông tin đó trên trang web của mình. Bạn bè, người thân, học trò của ông đi đâu thấy có sự kiện gì hay hay thì quay phim lại và gửi cho ông để có tư liệu làm báo. Thông thường ông gửi họ 10 USD coi như lộ phí, “chứ tiền tư liệu đâu có rẻ thế”.

Dịp tháng 9 này là lần đầu tiên ông trở lại Hà Nội sau 57 năm và thành phố Hồ Chí Minh sau 36 năm xa cách. Ông nói: “Sau chuyến đi này, tôi càng thấy rõ truyền thông hải ngoại đã đầu độc người xem suốt bao năm qua. Cho đến giờ, họ vẫn tuyên truyền là nếu đi qua hải quan thì phải chi 10 USD mới được cho qua. Thực tế đâu có vậy. Tôi đã viết về vấn đề này trên trang web của mình. Hay như tận mắt tôi chứng kiến người Hà Nội đi ăn Tết Trung thu đông vui náo nhiệt ngoài đường phố, đâu có thấy công an chặn bắt đâu”.

Trả lời phỏng vấn trên VTV4, ông Phương Hùng chỉ nói ngắn gọn: “Người nào chưa về Việt Nam nên về một lần.”

Do lợi thế của Internet, những tòa soạn một người như vậy đã phát triển và mang những tiếng nói trung thực, đa chiều cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng như giúp người trong nước có cái nhìn tích cực đối với cộng đồng người Việt tại đây.

Truyền hình như thế, nhưng các tờ báo giấy của cộng đồng người Việt vẫn phát triển dù số lượng ấn bản có giảm trước đà suy thoái kinh tế hiện nay. Tờ Việt Weekly đã ra đời 10 năm (tiền thân của nó là MiMi News) với 10.000 đến 15.000 bản in mỗi số nay chỉ còn 5.000 bản.

Trước kia Việt Weekly có các ấn bản in tại San Jose và Vancourver (Canada), nhưng nay chỉ còn lại ở California. Bù lại, giá báo phải tăng từ 50 xu lên 1 đô la. Tờ bán nguyệt san Trẻ Magazine của Michael Bùi ra đời cách đây hơn 10 năm với số lượng 10.000 bản/ số, nay cũng đã giảm do suy thoái kinh tế. Số lượng bản in nay chỉ còn ở New York, thay vì 5 tiểu bang như trước kia.

Trẻ Magazine nay đã đổi thành Trẻ Online gồm bản in và báo mạng với mong muốn thu hút độc giả trẻ người Việt tại Mỹ.

Nhà báo Nguyễn Trường (bên trái) - Tổng TKTS Việt Weekly. Ảnh: Lan Anh
Nhà báo Nguyễn Trường (bên trái) - Tổng TKTS Việt Weekly. Ảnh: Lan Anh.

Ai làm báo cứ làm, ai biểu tình cứ biểu tình

Những người làm báo Việt tại Mỹ mà tôi có dịp tiếp xúc đều xuất phát từ niềm đam mê, muốn phản ánh sự thật và thông tin đa chiều. Năm năm trước, tờ tuần báo Việt Weekly ở California gây xôn xao dư luận cộng đồng người Việt tại Mỹ khi đăng bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, hơn nữa lại đăng ảnh ông ngay trên trang bìa. Bởi lẽ từ trước tới giờ, nhiều người Việt tại đây vẫn còn mang tâm lý phân biệt, họ không chấp nhận các bài báo phỏng vấn các vị lãnh đạo trong nước.

Chúng tôi mong muốn mang tới tiếng nói khác biệt, nhất là trong cộng đồng có sự đa dạng văn hóa và sự khác biệt về quan niệm chính trị. Việt Weekly đã tạo được bước ngoặt qua sự thay đổi của chúng tôi. Trong 10 năm qua, chúng tôi đã mang lại nhiều tiếng nói từ trong nước ra ngoài, chính độc giả đã quyết định thị phần của chúng tôi - thị phần báo chí tiếng Việt tại Mỹ.” - Nguyễn Trường, Tổng thư ký tờ tuần báo Việt Weekly, Mỹ.

 

Việt Weekly có lẽ là tờ báo đầu tiên tại Mỹ làm như vậy. Anh Nguyễn Trường, Tổng thư ký tòa soạn Việt Weekly nhớ lại: “Năm 2006, chúng tôi thấy Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu có quan hệ mở rộng và VN bắt đầu gia nhập WTO. Đây là cơ hội tốt không chỉ đối với người Việt Nam trong nước mà cho cả kiều bào ở quận Cam.

Chúng tôi quyết định về Việt Nam tham dự hội nghị APEC tại VN và đã có cuộc phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi về Mỹ, chúng tôi đăng bài phỏng vấn này và đã gây ra các cuộc biểu tình trước cửa tòa soạn hàng năm trời”.

Nguyễn Trường tâm sự, trước khi đăng bài này, các thành viên trong tòa soạn đã xác định phải vượt qua thử thách vì tạo ra cú sốc phát triển với cộng đồng. Anh chia sẻ: “Thân phụ tôi cũng là quân nhân của chế độ cũ, nhưng khi làm báo, chủ trương của chúng tôi là sự thật và tạo diễn đàn. Chúng tôi muốn nhắm tới đối tượng và thị trường rộng hơn”.

Nguyễn Trường cho biết, áp lực về tinh thần với tòa báo khá lớn, sự cố cũng khiến doanh thu của Việt Weekly sụt giảm đáng kể. Nhưng họ vẫn quyết tâm làm, anh em mỗi người đóng góp thêm để duy trì tờ báo.

Từ đó tới nay, Việt Weekly vẫn tiếp tục đăng tải các bài phỏng vấn các vị lãnh đạo trong nước như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Quốc Hùng... Những người phản đối vẫn phản đối, nhưng vẫn mua Việt Weekly.

Các anh chị em làm báo Việt tại Mỹ có kể cho tôi một chuyện vui có thật về việc ông NK phản đối tờ báo Việt Hero vì đã có bài viết mà theo ông là xúc phạm cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông NK đặt xe trước cửa tòa soạn Việt Hero để biểu tình mấy năm trời.

Về luật pháp, tòa soạn đăng bài báo đó không sai và ông NK phản đối tờ báo đó cũng không có gì là sai. Tuy nhiên, nếu ông NK đỗ xe trước tòa soạn quá 72 tiếng là bị phạt tiền. Cho nên, ông ta cứ căn đến trước 72 tiếng là lại lùi xe một chút, rồi lại nhích xe về chỗ cũ.

Cảnh sát cũng theo dõi, họ lấy phấn vạch từ trên xe xuống mặt đường. Khi ông ấy chạy tới, chạy lui, họ lại tới vạch một đường phấn khác. Nhưng ông NK không bao giờ đỗ xe tại đúng một chỗ quá 72 giờ nên cảnh sát không làm gì được và ông ta có thể đỗ xe ở đó hàng năm trời. Mới đây, tờ Việt Hero đình bản vì lý do tài chính chứ không phải vì sự phản đối của ông NK.

Anh Vũ Hoàng Lân cho biết, mặc dù Mỹ có luật về tự do báo chí, nhưng trong cộng đồng người Việt vẫn tồn tại những điều cấm kị, chẳng hạn tẩy chay các ca sỹ trong nước sang biểu diễn. Chính vì thế, các tờ báo tiếng Việt tại đây cũng ít dám đăng những bài như vậy, còn các đài truyền hình không dám phát các bài hát do ca sỹ trong nước biểu diễn vì sợ bị phản đối.

Tuy nhiên, chủ trương của PhốBolsaTV là “không có gì cấm kị”, nên anh Lân vẫn lồng bài hát do ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng thể hiện cho đoạn phỏng vấn nhạc sỹ Trần Duy Đức... đồng thời vẫn đưa các bài phỏng vấn ông NK và nhiều người khác.

Đoạn băng phỏng vấn Tân tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Nguyễn Bá Hùng do anh Lân thực hiện cũng được coi là bài phỏng vấn độc tại Mỹ. Đây là đài truyền hình duy nhất của cộng đồng người Việt tại Mỹ phỏng vấn tổng lãnh sự mới.

Hôm đó, để tới được bữa tiệc chiêu đãi lễ ra mắt tân tổng lãnh sự, anh Lân phải băng qua những người biểu tình bên ngoài khách sạn. Anh cho biết, thực ra, đó đều là những người mình quen biết. Phản đối cũng là chuyện bình thường. Và làm báo như anh cũng là chuyện bình thường.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG