Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn
TPO - Ngày 1/10, (tức ngày 22-8 âm lịch) tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 590 năm Đức vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 585 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi và Lễ hội Lam Kinh năm 2018.

Đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa… cùng hàng vạn đồng bào khắp mọi miền đất nước đã về dự.

Lễ hội Lam Kinh 2018 được chia thành hai phần chính là phần nghi lễ với các nghi thức truyền thống: Rước kiệu, dâng hương, đọc chúc văn và phần hội là chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hào khí Lam Sơn tỏa sáng trường tồn”.

Chương trình nghệ thuật được đầu tư công phu, gồm các tiết mục sân khấu hóa ca ngợi công đức cao dày của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các bậc tiền nhân, nhân dân Thanh Hóa nói riêng, nhân dân cả nước nói chung trong cuộc Khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược diễn ra cách đây tròn 600 năm; các ca khúc viết về quê hương Thanh Hóa trong giai đoạn đổi mới và phát triển; và những trò diễn dân gian gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, do hàng trăm nghệ sỹ, diễn viên các đoàn nghệ thuật, các nghệ nhân, diễn viên quần chúng biểu diễn. 

Sau phần lễ là phần hội hấp dẫn, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại của quốc gia Đại Việt dưới thời Lê sơ, như “Hội thề Lũng Nhai”, dòng suối “Lê Lợi vi quân, Lê Lai vi tướng, Nguyễn Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Vua Lê Thái tổ đăng quang”... Ngoài ra, lễ hội Lam Kinh còn là “sân khấu” của các trò diễn đặc trưng trong không gian văn hóa Lam Kinh nói riêng và của cả xứ Thanh như trò Xuân Phả, trò Chiềng, múa Rồng, trống hội, Dân ca dân vũ Đông Anh... 

Kỷ niệm 600 năm khởi nghĩa Lam Sơn ảnh 1 Đông đảo nhân dân về dự lễ hội

Lễ hội Lam Kinh với nhiều nghi thức cổ truyền đậm tính cung đình, đặc biệt là nghi thức tế lễ từ thời vua Lê Thái tổ, Lê Thái tông, Lê Nhân tông, Lê Thánh tông truyền lại, nhằm tưởng niệm, ngợi ca công lao của tổ tiên, các vua, hoàng hậu và công thần nhà Lê trong sự nghiệp trung hưng đất nước.

Được biết, từ năm 1995 đến nay, lễ hội Lam Kinh được tổ chức thường xuyên, và đã trở thành một sự kiện văn hóa lớn của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung mỗi dịp 21-22 tháng 8 âm lịch hàng năm.

MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.