Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới

Nằm sâu trong một sa mạc thuộc vào hàng khô cằn nhất trái đất, thị trấn bị bỏ hoang với hàng ngàn ngôi nhà không người ở này chính là một Địa danh Di sản Thế giới. Có gì đặc biệt ở nơi không người lui tới này?

Hai thị trấn Humberstone và Santa Laura nằm ở sa mạc Atacama của Chile là minh chứng về sự tồn tại của một nơi từng đông đúc dân cư sinh sống hồi đầu thế kỷ 19.

Dân lao động đã từng đổ về đây để khai thác những mỏ nitrat kali lớn nhất thế giới. Thuở đó, thứ bột trắng dùng làm thuốc súng, phân bón hóa học và cả thuốc chữa bệnh này được ví như một loại “vàng trắng”.

Sau Thế chiến I, ngành công nghiệp khai thác nitrat kali sụp đổ bởi người ta tìm ra được những hợp chất thay thế có thể sản xuất nhân tạo một cách dễ dàng. Những thị trấn nằm trong sa mạc Atacama liền bị bỏ hoang.

Giờ đây, hai thị trấn ấy vẫn còn tồn tại. Những hình ảnh trống vắng chụp ở “thị trấn ma” sẽ khiến bạn phải kinh ngạc.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 1

Nằm sâu trong sa mạc khô cằn Atacama của Chile tồn tại hai thị trấn Humberstone và Santa Laura, nơi đây từng có hàng ngàn hộ dân sinh sống bởi trong sa mạc từng có một trữ lượng nitrat kali rất lớn, nhân công đổ về đây để làm thợ khai mỏ.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 2

Bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 19, nhân công đổ về hai thị trấn này để khai thác “vàng trắng”. Hoạt động khai thác này đã từng làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp của cả nước Mỹ và Châu Âu.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 3

Sau Thế chiến I, người ta đã sản xuất ra được những hợp chất nhân tạo thay thế cho “vàng trắng”, ngay lập tức, hai thị trấn nằm trong sa mạc Atacama liền bị bỏ hoang.

Kể từ khi không còn có người sinh sống, thị trấn Humberstone và Santa Laura như bị đóng băng, đến đây, người ta vẫn thấy những ngôi nhà với đầy đủ nội thất và vật dụng bị bỏ lại đang dần mục ruỗng bởi sự bào mòn của thời gian.

Chỉ thi thoảng, nơi này mới có một nhóm du khách ghé qua, còn lại, thường xuyên nhất chỉ có sự vắng lặng, không một bóng người.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 4

Một căn hộ may mắn nhận được sự chăm sóc để chào đón du khách ghé thăm. Những căn hộ khác không nghi ngờ gì phải chịu một lớp bụi dày của thời gian phủ xuống.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 5

Nơi đây được gọi là “thị trấn ma” bởi vẫn còn đầy đủ nhà cửa, đồ nội thất nhưng không có lấy một bóng người sinh sống.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 6

Hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nơi này từng phát triển sôi động bởi sở hữu những mỏ nitrat kali lớn nhất thế giới.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 7

Sa mạc Atacama là một trong những sa mạc khô cằn nhất trái đất, về cơ bản, điều kiện sống ở đây rất khắc nghiệt, thử thách sức chịu đựng của con người.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 8

Thi thoảng, nơi đây có những đoàn du khách ghé qua, nhưng thường thì nó vắng lặng đến mức người ta gọi là “thị trấn ma”.

Xung quanh mỏ khai thác nitrat kali này là những câu chuyện lịch sử của đất nước Chile, gắn liền với cả một cuộc chiến tranh với đất nước láng giềng Bolivia hồi năm 1878.

Khi đó, Bolivia bất ngờ tăng thuế đối với nitrat kali làm nảy sinh bất đồng giữa hai nước. Sau khi Chile giành chiến thắng trong cuộc chiến, ngành khai thác “vàng trắng” của Chile phát triển như vũ bão, khiến những thị trấn như Humberstone và Santa Laura xuất hiện.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 9

Sau khi người ta tìm ra được những hợp chất thay thế “vàng trắng”, ngay lập tức nhu cầu đối với nitrat kali sụt giảm.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 10

Nhân công ở hai thị trấn Humberstone và Santa Laura vốn đổ về đây để làm ăn, kiếm sống giờ nhanh chóng rời đi vì chẳng còn việc để làm.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 11

Đã từng có thời, hai thị trấn Humberstone và Santa Laura phát triển sôi động, người ta đã xây dựng cả nhà hát để phục vụ đời sống công nhân.

Hai thị trấn Humberstone và Santa Laura được đưa vào diện di tích quốc gia của Chile hồi năm 1970 và trở thành Địa danh Di sản Thế giới của UNESCO hồi năm 2005. Tuy vậy, sau nhiều năm trải qua những trận động đất lớn nhỏ và cả sự phá hoại của một số khách tham quan thiếu ý thức, nơi này đang phải nằm trong danh sách những Di sản Thế giới bị Đe dọa.

Hiện tại, những mối lo ngại lớn nhất xung quanh hai thị trấn này chính là sự xuống cấp của các công trình xưa cũ đang phải chịu sự thử thách của thời gian và thời tiết.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 12

Sau những trận động đất và hành vi phá hoại của một số khách tham quan, thị trấn Humberstone và Santa Laura hiện đang nằm trong danh sách những Di sản Thế giới bị Đe dọa.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 13

“Thị trấn ma” này đã được vinh danh là Địa danh Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2005.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 14

Đôi khi có một số khách du lịch đến thăm “thị trấn ma” này. Họ là những con người hiếm hoi xuất hiện ở nơi đây.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 15

Một phòng học bị bỏ hoang.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 16

Hiện tại, mỗi lo lớn nhất chính là sự xuống cấp của những tòa nhà.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 17

Chuyến tàu hỏa từng được sử dụng để vận chuyển “vàng trắng”.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 18
Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 19
Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 20

Với nồng độ muối cao, khí hậu sa mạc Atacama đang bào mòn những ngôi nhà được dựng lên từ những tấm thép.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 21

“Thị trấn ma” này nằm trong danh sách những địa danh lịch sử cần được bảo tồn của Chile. Cả một vùng thị trấn rộng lớn đòi hỏi sự nỗ lực khổng lồ.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 22

Một số bộ trang phục cũ được treo bên ngoài một căn nhà nhằm phục vụ mục đích trưng bày để du khách có khái niệm về cách ăn mặc của những người sinh sống tại thị trấn xưa kia.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 23

Ở đây, mọi thứ như ngưng lại trong dòng chảy của thời gian. Dù vậy, thời gian vẫn đang âm thầm bào mòn mọi thứ ở nơi này.

Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 24
Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 25
Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 26
Kỳ lạ “thị trấn ma” trở thành Địa danh Di sản Thế giới ảnh 27

Bên trong một số căn nhà được phục dựng, chăm sóc thường xuyên để phục vụ du khách tham quan.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG