Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người

Cận cảnh vợ chồng ông Vương Minh Hậu gieo trồng trên núi
Cận cảnh vợ chồng ông Vương Minh Hậu gieo trồng trên núi
TPO - Thôn Đà Hạng thuộc huyện Hoành Sơn, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc nhiều năm nay chỉ có hai người dân là ông Vương Minh Hậu và bà Cao Sinh Hoa sinh sống. Hai ông bà tự do canh tác trên 500 mẫu đất trồng.

Theo Sina, ngôi làng nằm ở vùng núi xa xôi trên cao nguyên Hoàng Thổ, khí hậu khắc nghiệt, mọi việc đều phải phụ thuộc vào thời tiết nên từ những năm 1990, người dân nơi này dần bỏ đi nơi khác tìm đường sống, chỉ còn lại vợ chồng ông Hậu, bà Hoa (hơn 50 tuổi).

Ông Vương Minh Hậu cho biết, điều kiện trong thành phố tốt hơn ở đây, nhưng không thể chăn nuôi gia súc, ngoài ra ông cũng không còn sức làm thuê kiếm tiền nên ở lại quê hương cho đến hết đời. Vợ ông tuy không thích cuộc sống cô đơn trong núi, nhưng vẫn ở lại vì người bạn già.

Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người ảnh 1

Đôi vợ chồng già và bữa cơm trưa

Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người ảnh 2

Vợ chồng ông Vương Minh Hậu sống trong một căn nhà nhỏ, trồng khoai tây, gạo, đậu xanh và chăn nuôi dê, gà, lừa trên 50 mẫu đất, thu về 30.000 – 40.000 tệ mỗi năm (khoảng 100 – 140 triệu VNĐ).

Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người ảnh 3

Ông Vương Minh Hậu cùng bà Cao Sinh Hoa ngồi trước sân, đón ánh nắng mặt trời.

Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người ảnh 4

Do đường núi gập ghềnh nên ông Vương Minh Hậu phải đi bộ một đoạn trước khi lên xe máy sang thôn lân cận.

Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người ảnh 5

Ông Hậu với khung cảnh chuẩn bị cỏ cho dê ăn quen thuộc mỗi ngày

Kỳ lạ cuộc sống tại ngôi làng chỉ có 2 người ảnh 6

Bà Cao Sinh Hoa cho gà ăn thóc.

MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.