Kỳ lạ chuyện lá đu đủ chữa ung thư

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Một phụ nữ 55 tuổi bị UT vòi trứng giai đoạn cuối, tái phát nhiều lần và xin bỏ điều trị. Sau đó, chuyển sang uống nước lá đu đủ phơi khô.

Lạ thay, chỉ sau sáu tháng chị không còn thấy đau. Chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng - chậu, các bác sĩ (BS) không còn thấy tế bào di căn, các chỉ số xét nghiệm ung thư (UT) giai đoạn cuối vừa được bệnh viện (BV) Hùng Vương TP. HCM công bố.

Chỉ là lá đu đủ phơi khô nhưng... 

Trường hợp may mắn trên là bà H.T.B.L., sinh 1960, quê ở Kiên Giang. TSBS Tạ Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Phụ ngoại - ung bướu, BV Hùng Vương nhớ lại ngày đầu bà L. nhập viện: “Sáng ngày 16/9/2009, bà L. lúc đó mới 49 tuổi, đến BV trong tình trạng xanh mét, lo lắng, bụng phình to như phụ nữ mang thai”.

Qua thăm khám, các BS phát hiện ở vùng bụng dưới bệnh nhân (BN)có một khối u to. BN được phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng, vòi trứng và mạc nối lớn. Kết quả sinh thiết mẫu bệnh phẩm cho thấy, bà L. bị ung thư (UT) vòi trứng giai đoạn 4, đã di căn vào mạc nối. Sau đó, BN được hóa trị liên tục suốt năm tháng (từ 24/9/2009 - 22/1/2010) với sáu chu kỳ đúng theo phác đồ bằng thuốc Paclitaxel và Carboplatin.

Khoảng 13 tháng sau (vào ngày 10/2/2011), kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số CA125 (dấu ấn sinh học tìm UT buồng trứng) đột ngột tăng lên mức 42,5U/ml, trong khi ngưỡng ổn định phải dưới 35U/ml.

BS tiếp tục cho BN chụp MRI để truy lùng “cứ địa” của khối u thì thấy khối u đã di căn lên gan. Vì BV Hùng Vương không có chức năng điều trị UT gan nên BN được chuyển sang BV Chợ Rẫy, đốt khối u bằng sóng có tần số radio hiện đại.

Ba tháng sau, sức khỏe BN ổn định, nhưng chỉ số CA125 lại tăng vọt lên 62,2U/ml. Khối u vẫn nằm ở gan nhưng kích thước chỉ còn bằng một nửa so với trước. BN được đưa về BV Hùng Vương hóa trị đợt hai. Các chỉ số xét nghiệm tìm tế bào UT đều về ngưỡng bình thường.

Đến ngày 24/4/2013, bệnh chính thức tái phát lần hai khi BN đau hố chậu phải dữ dội, chỉ số CA125 lại tăng lên 45,9U/ ml, siêu âm thấy khối u ở gan tái phát. Bà L. tiếp tục được chụp MRI, kết quả cho thấy hai bên bẹn nổi nhiều hạch ác tính và đau hông phải.

Các BS quyết định thay phác đồ điều trị. Thuốc mới khiến bà L. bị biến chứng lở loét niêm mạc miệng và các vùng da non, không ăn uống được, sau đó bị suy các tế bào máu, tinh thần suy sụp. Bà L. xin bỏ điều trị sau gần hai tháng tái nhập viện. Lúc này chỉ số CA125 vẫn còn ở mức cao, 48,93U/ml.

“Ngày 18/6, BN xuất viện, chúng tôi khuyên BN chuyển sang uống lá đu đủ đực như là một biện pháp cuối khi người bệnh đã rơi vào đường cùng. Mỗi ngày, BN dùng một-hai lá phơi khô, uống như nước trà.

Thật tuyệt vời, ngày 1/8/2013, sau gần hai tháng uống lá đu đủ, chỉ số CA125 của BN chỉ còn 13,8U/ml và sau sáu tháng, xét nghiệm CA125 luôn ở mức bình thường. Cuối tháng 11/2013, BN được chụp lại MRI thì không còn thấy bất kỳ tổn thương, khối u nào vùng bụng - chậu và ở gan”- TS Thủy phấn khởi.

Được biết, BN sau khi uống lá đu đủ đã sống được thêm 1,5 năm (bệnh tái phát sau khi BN bỏ uống lá đu đủ ba tháng).

Hiệu quả đã được chứng minh

Dù thế giới đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điều trị UT buồng trứng - vòi trứng, nhưng tỷ lệ sống trên 5 năm ở BN giai đoạn 3 và 4 chỉ 23% và 11%. TS-BS Tạ Thị Thanh Thủy cho biết, các phương pháp điều trị trong giai đoạn này đều chỉ có tính chống đỡ và các loại hóa chất sử dụng thường có tác dụng phụ hoặc biến chứng dữ dội nên người bệnh dễ buông xuôi, bỏ điều trị.

Nghiên cứu của BV Ung Bướu TP.HCM cũng cho thấy, độc tính của thuốc điều trị buồng trứng - vòi trứng lên máu đến 30,9% trường hợp, nôn và buồn nôn 52,7%, độc tính trên niêm mạc 20%.

Ky la chuyen la du du chua ung thu
Ky la chuyen la du du chua ung thu
Kết quả nghiên cứu hiệu quả của lá đu đủ trên bệnh nhân ung thư

Thực tế, không chỉ có bà L., mà tất cả những BN UT, sau khi được điều trị bằng y học hiện đại xong, BV Hùng Vương đều khuyên uống lá đu đủ đực phơi khô để hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh không được tự ý uống mà phải đợi điều trị xong, tránh những trường hợp bỏ lỡ thời gian vàng điều trị bằng y học hiện đại.

Theo BS Thủy, cây đu đủ đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu về tính hiệu quả của phòng, chống UT trong phòng thí nghiệm. Mới đây nhất, bảy kết quả nghiên cứu của Úc vào năm 2013 đã công bố chiết xuất từ lá đu đủ có thể làm thay đổi sự phát triển của nhiều loại tế bào UT.

Trong các sản phẩm của lá đu đủ có sự hiện diện các chất hóa học tự nhiên như: enzymes, carotenoids, alkaloids, phenolics, glucosinilates… Đặc biệt là tác dụng sinh học của hỗn hợp ba chất gồm: phenolics, carotenoids và glucosinolates được chứng minh về tác dụng điều trị và phòng UT trên nhiều dòng tế bào khác nhau.

Thông qua nhiều cơ chế, các hoạt chất này sẽ xâm nhập, tiêu diệt tế bào ác tính và ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới đi nuôi tế bào ác tính.

Trước đó, năm 2010, một nghiên cứu nổi tiếng về lá đu đủ của đại học Florida (Mỹ) liên kết với Nhật Bản cũng chứng minh hiệu quả từ lá đu đủ có thể chống lại một số bệnh UT trong phòng thí nghiệm như: UT gan, cổ tử cung, vú, phổi và tụy tạng. Khi sử dụng tinh chất chiết xuất từ lá đu đủ phơi khô thì thấy hiệu quả chống UT càng mạnh lên khi tế bào nhận càng nhiều chất từ lá đu đủ.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy vai trò của một loại phân tử mang tên Th1-type cytokines. Phân tử này điều hòa hệ miễn nhiễm, cộng thêm với tác dụng chống UT trực tiếp của lá đu đủ, từ đó hướng đến quan điểm sử dụng hệ miễn dịch để chống UT. Nghiên cứu cho thấy lá đu đủ không gây độc trên tế bào lành, nên tránh được những tác dụng phụ dữ dội của hóa trị liệu UT hiện hành.

Theo TS Thủy, trường hợp của bà L. đã cho thấy hiệu quả rõ rệt từ việc uống lá đu đủ sau mỗi tháng xét nghiệm. Chỉ sau hai tháng sử dụng, các chỉ số xét nghiệm đã trở về bình thường, trong khi điều trị bằng thuốc thì các chỉ số này vẫn không giảm mà còn có khuynh hướng tăng lên. Đây sẽ là tiền đề để hỗ trợ điều trị bằng lá đu đủ cho BN UT buồng trứng - vòi trứng.

BS Trần Văn Năm - nguyên Viện phó Viện Y dược học dân tộc TP.HCM bật mí, trước đây Viện cũng gặp một BN nam 82 tuổi (nhà ở Q.Phú Nhuận) bị UT phổi giai đoạn cuối. Vì tuổi đã cao, không thể đáp ứng tốt với việc hóa trị nên BS dự báo ông chỉ sống được hai-ba tháng nữa.

Ông đã uống lá đu đủ phơi khô và thời gian sống kéo dài thêm được hai năm. Về tác dụng của lá đu đủ đực trong y học cổ truyền, BS Năm lý giải: “Bông của cây đu đủ đực dùng điều trị ho từ hàng ngàn năm nay.

Riêng lá đu đủ chứa nhiều khoáng chất (canxi, magiê, kali…), chất chống ôxy hóa (antioxidant), giảm mỡ máu và nhiều hợp chất khác như: papain, chymopapain, cystatin, tocopherol, axít ascorbic, cyanogenic glucosides, glucosinolates, fl avonoids, saponin, phenolics, steroids… Các chất này dùng chống viêm, kháng khuẩn, hạ sốt, lành vết thương, hạ đường huyết, đặc biệt là chống UT qua cơ chế điều biến hệ miễn dịch của cơ thể.

Do đó, với những trường hợp trong lúc chờ BS điều trị UT theo phác đồ chuẩn của Tây y hoặc sau khi BN đã được phẫu thuật, hóa trị, xạ trị xong thì người bệnh nên uống thêm lá cây đu đủ để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, với những ca bệnh mà tế bào đã di căn đến nhiều cơ quan thì việc uống lá đu đủ sẽ khó đạt hiệu quả.

Theo BS Năm, chất lượng lá đu đủ còn phụ thuộc vào dạng bào chế, người uống nên trực tiếp hái lá đu đủ không quá già hay quá non, thái nhỏ phơi khô trong 30 phút, dưới nhiệt độ khoảng 35- 500 C, nhưng tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến lá đu đủ mất hết hoạt chất.

Lá phơi khô đúng chuẩn vẫn sẽ giữ được màu xanh chứ không phải màu vàng héo úa. Nếu không có điều kiện phơi khô, người bệnh có thể “sấy” lá đu đủ trong máy hấp dụng cụ y khoa.


Theo Theo PNO
MỚI - NÓNG